TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TÀI NĂNG ĐIỆN ẢNH - Hội Điện ảnh Việt Nam
numo.vn thiết kế website số một việt nam

15 YẾU TỐ TRONG DÀN CẢNH ĐẠO DIỄN CẦN BIẾT

Trong điện ảnh, dàn cảnh (mise-en- scène) là thuật ngữ chỉ tất cả những gì xuất hiện trước máy quay và cách chúng được sắp đặt: Bố cục, bối cảnh, đạo cụ, diễn viên, phục trang và ánh sáng.



Rất nhiều dàn cảnh trong làm phim là dựa vào trực giác và đến từ sự cộng tác giữa các thành viên đoàn phim. Tuy nhiên, tất cả mọi đạo diễn đều phải có hiểu biết cơ bản về các nguyên tắc dàn cảnh. Sau đây là 15 yếu tố nền tảng cần nắm được:

1. Sự nổi trội (dominance)
Bạn cần hướng sự chú ý của khán giả đến một thứ gì đó cụ thể trong khuôn hình? 4 công cụ này sẽ giúp phân biệt được một chủ thể nổi trội:
- Kích thước
- Tiêu điểm
- Ánh sáng
- Màu sắc

2. Ánh sáng (lighting)
Sử dụng ánh sáng để thiết lập tâm trạng, tông, và tiêu điểm của khuôn hình.
- Ánh sáng dư sáng (high key) có ít đổ bóng (shadow).
- Ánh sáng thiếu sáng (low key) có những vùng đổ bóng và tối.
- Ánh sáng tương phản cao (high contrast) thể hiện các điểm sáng và tối gắt.

3. Cú máy (shot) + khoảng cách đối với máy quay (camera proxemic)
Bao nhiêu phần của chủ thể ở trong khuôn hình?
- Cảnh toàn rộng / viễn (extreme long shot) quay chủ thể từ khoảng cách xa và thiết lập không gian.
- Cảnh rộng (long shot) thể hiện chủ thể và bối cảnh từ khoảng cách ít xa hơn cảnh viễn.
- Cảnh toàn (full shot) thể hiện toàn bộ chủ thể và một ít hậu cảnh (background) phía sau.
- Cảnh trung (medium shot) tập trung vào một phần của chủ thể.
- Cảnh cận (close-up) cho thấy một phần rất nhỏ của chủ thể.
- Cảnh đặc tả (extreme close-up) gần chủ thể tới mức không tự nhiên.

4. Cú máy (shot) + khoảng cách đối với máy quay (camera proxemic)
Bao nhiêu phần của chủ thể ở trong khuôn hình?
- Cảnh toàn rộng / viễn (extreme long shot) quay chủ thể từ khoảng cách xa và thiết lập không gian, gây ấn tượng với khán giả về quy mô của thế giới mà bạn tạo ra trong phim.
- Cảnh rộng (long shot) cho thấy môi trường sống của nhân vật, thường được sử dụng khi nhân vật đang trong trường đoạn hành động hoặc vừa đi vừa nói. Cú máy này thường lấy toàn thân nhân vật.
- Cảnh toàn (full shot) nhân vật xuất hiện lấp đầy trong cảnh, từ đầu đến chân và cho thấy một phần bối cảnh trong hình.
- Cảnh trung (medium shot) Đây là cú máy phổ thông lấy khuôn hình nửa người trên nhân vật, thường được dùng trong các cảnh hội thoại để tạo cảm giác là người xem cũng là một phần của cuộc nói chuyện.
- Cảnh cận (close-up) Thường được dùng để truyền tải cảm xúc. Cú máy này lấy khuôn hình gần mặt nhân vật hoặc bề mặt một vật thể, và không lấy nhiều khung cảnh xung quanh.
- Cảnh đặc tả (extreme close-up) cho người xem thấy một chi tiết duy nhất, ví dụ như đôi mắt của nhân vật hoặc một đồ vật họ đang cầm.

5. Góc máy (angle)
Cách bạn đặt hướng máy quay sẽ truyền tải cảm xúc.
- Góc từ trên nhìn thẳng xuống (Bird’s-Eye View) mặt đất và các vật thể trở nên nhỏ bé.
- Góc cao (High Angle)
- Góc ngang tầm mắt (Eye-Level Shot)
- Góc thấp (Low Angle) nhìn lên chủ thể,
- Góc xiên (Oblique Angle) là góc quay nghiêng để tạo sự căng thẳng hoặc gợi chuyển động.
- Và một số góc máy đặc biệt khác.

6. Màu sắc
- Các chủ đề nào có thể được tạo ra thông qua màu sắc?
- Các trang phục có tương phản nhau để tạo căng thẳng không?
- Màu sắc của căn phòng trong cảnh phim là gì?
- Các đạo cụ có màu sắc nào nổi bật không?
- Bảng màu tổng thể là gì?

6. Ống kính (lens) + kính lọc (filter)
Loại ống kính của bạn gây ảnh hưởng đến hình ảnh để tạo ra tâm trạng trong phim.
- Ống kính tiêu cự dài (telephoto) mang các chủ thể lại gần và làm mờ hậu cảnh.
- Ống kính góc rộng (wide-angle) ghi lại khu vực hình ảnh rộng và sâu.
- Khẩu độ (aperture), shutter speed (tốc độ màn chập) và ISO.

7. Tương phản thứ yếu (subsidiary contrast)
- Chủ thể trội thứ nhì trong khuôn hình là gì
- Chủ thể trội thứ ba là gì?
- Chủ thể trội thứ tư là gì?
- Bạn có đang thiết lập các chủ thể thông qua ánh sáng, màu sắc, khoảng cách so với máy quay, hoặc một sự kết hợp?
  8. Mật độ (density)
- Có bao nhiêu thứ ở trong khuôn hình?
- Có 1 hoặc 2 nhân vật trên màn hình, hay 15 nhân vật?
- Có phải là có rất nhiều đạo cụ xuất hiện trên màn hình và chúng có được sắc nét giống như các nhân vật không?
- Có phải là có rất nhiều không gian âm (negative space) - không gian trống xung quanh và giữa chủ thể không?

9. Bố cục (composition)
Có bao nhiêu thứ ở trong khuôn hình?
- Bố cục ngang (horizontal) hướng mắt nhìn ngang qua màn hình, tạo cảm giác ôn hoà.
- Bố cục dọc (vertical) hướng mắt nhìn lên và xuống, ám chỉ sức mạnh.
- Bố cục chéo (diagonal) tạo ra sự căng thẳng bằng sử dụng những đường kẻ nghiêng và năng động trong khuôn hình.
- Bố cục đôi (binary) thường tập trung vào 2 chủ thể song song.
- Bố cục tam giác (triangle) sử dụng 3 chủ thể để tạo ra sự tác động lẫn nhau linh hoạt.
- Bố cục vòng tròn (circular) truyền dẫn cảm giác về sự bao bọc an toàn.

10. Hình thức (form)
Khuôn hình có tạo ra cảm giác như được quay lại ngẫu nhiên hay được sắp đặt có chủ ý?
- Khuôn hình mở (open framing) tạo cảm giác tự nhiên và được ghi lại ngẫu nhiên.
- Khuông hình đóng (closed framing) tạo cảm giác bị giới hạn, có tính toán, giống như một bức tranh đẹp.

11. Khuôn hình (framing)
Các chủ thể có không gian để di chuyển hay không? Hay họ bị khóa chặt trong khuôn hình?
- Khuôn hình lỏng (loose framing) đặt chủ thể trong không gian mở.
- Khuôn hình chặt (tight framing) khoá chủ thể gần các mép cạnh của khuôn hình, còn rất ít chỗ trống để nhân vật lệch ra.

12. Độ sâu trường ảnh (depth of field)
Bao nhiêu phần trong hình sắc nét?
- Nét sâu (deep focus) giữ đa số khuôn hình sắc nét, bao gồm chủ thể, đạo cụ, hậu cảnh…
- Nét nông (shallow focus) chỉ giữ một lớp lang trong khuôn hình sắc nét và làm mờ phần còn lại.

13. Vị trí của nhân vật (character placement)
- Các chủ thể gần trên khuôn hình có nhiều quyền lực hơn.
- Các chủ thể dưới đáy khuôn hình dễ bị tổn thương hơn.
- Các chủ thể ở phía mép cạnh bên trái và phải khuôn hình trông có vẻ không quan trọng.
- Các chủ thể ở trung tâm khuôn hình tạo ra cảm giác về sự quan trọng.

14. Các vị trí dàn cảnh (staging position)
Các nhân vật đang nhìn hướng nào?
- Chính diện đằng trước (full front): Nhân vật nhìn vào máy quay, tiếp xúc với khán giả một cách trực tiếp.
- Nghiêng một phần tư (quarter turn): Nhân vật nhìn hướng hơi lệch ra khỏi ống kính. Đây là vị trí dàn cảnh tạo cảm xúc thân mật nhưng chỉ phần nào tiếp xúc với khán giả.
- Ngang (profile): Nhân vật được thể hiện từ phía bên, nhìn ra phía ngoài màn hình.
- Nghiêng ba phần tư (three-quarter turn): Nhân vật quay một phần lưng vào phía máy quay.
- Quay lưng vào máy quay (back to camera): Lưng nhân vật hoàn toàn đối diện với khán giả.

15. Khoảng cách giữa các nhân vật (character proxemic)
Các nhân vật ở vị trí gần nhau như thế nào?
- Các khoảng các thân mật (intimate distances): Độ gần giữa các nhân vật là từ chạm vào nhau cho đến khoảng cách nhau 45 cm.
- Các khoảng cách cá nhân (personal distances): Các nhân vật cách nhau khoảng từ 45 cm đến 120 cm, xa nhưng thân thiện.
- Các khoảng cách xã hội (social distances): Các nhân vật cách nhau khoảng từ 120 cm đến 365 cm, hoàn toàn là công việc.
- Các khoảng cách công cộng (public distances): Các nhân vật cách nhau khoảng từ 365 cm đến 762 cm, “chúng ta đã bao giờ gặp nhau chưa nhỉ?”

(Nguồn: Nofilmschool)
 
0936157939 (HN) 0908310521 (TPHCM)