Giai đoạn tiền kì trong làm phim – Những điều bạn cần biết
- Tiền kì là giai đoạn mà bạn chuẩn bị cho dự án của mình trước khi bấm máy.
- Sản xuất là giai đoạn ghi hình.
- Hậu kì là giai đoạn mà các cảnh phim được ráp nối, dựng lại với nhau cùng nhiều công đoạn khác nữa để tạo thành sản phẩm cuối cùng.
Sự thành công của giai đoạn thứ 2 và thứ 3 (sản xuất và hậu kì) phụ thuộc rất nhiều vào sự chuẩn bị mà bạn đã hoàn thành trong giai đoạn tiền kì. Những dự án càng lớn thì giai đoạn tiền kì càng được cần phải chú trọng. Đầu tiên chúng ta sẽ định nghĩa về giai đoạn tiền kì và sau đó ta sẽ nói đến timelines và các bước cần thực hiện một cách kĩ càng hơn.
Tiền kì là giai đoạn xắp xếp và hoàn thành tất cả các nhiệm vụ cần thiết trước khi bộ phim có thể tiến hành bấm máy. Khi kịch bản phim đã được hoàn thành, sản xuất, đạo diễn, quay phim, trợ lý đạo diễn, điều phối sản xuất và người khảo sát bối cảnh sẽ thường xuyên phải làm việc cùng nhau.
Mỗi một dự án sẽ có những điểm riêng biệt tuỳ vào ngân sách và quy mô của dự án đó. Thế nhưng tất cả dự án đều sẽ có những nguyên tắc chung mà ta cần lưu ý.
Nếu yêu thích hoặc muốn tìm hiểu về công việc làm phim, các bạn có thể tham khảo Khóa học làm phim cơ bản - Basic Filmmaking tại Hà Nội của Trung tâm TPD.
Trước khi máy quay bắt đầu ghi hình, bạn sẽ cần phải xắp xếp tất cả các công việc cần hoàn thành trong giai đoạn tiền kì. Tiền kì là giai đoạn mà bạn quyết định xem bạn cần những gì để làm nên bộ phim và cần thuê những ai để giúp bạn làm điều đó.
Giai đoạn tiền kì được chuẩn bị chu đáo sẽ giúp bạn tiết kiệm được tiền và thời gian. Thêm vào đó bạn sẽ giảm thiểu được những thất thoát trong quá trình làm phim. Làm ra một timeline chi tiết ảnh hưởng rất lớn đến việc vận hành của cả đoàn phim. Timeline này cần cung cấp thông tin đầy đủ về mặt thời gian để các thành phần có thể chuẩn bị và ghi hình mỗi cảnh quay.
Các bước cần chuẩn bị trong giai đoạn Tiền kì:
Bạn sẽ phải hoàn thành tất cả mọi thứ về nội dung câu chuyện trong giai đoạn tiền kì như kịch bản, treatment, khung nội dung quảng cáo...
Phân tích câu chuyện của bạn - Cho dù nó dài 30 giây hay 3 tiếng đồng hồ, bạn phải suy nghĩ về kết cấu của câu chuyện mà bạn muốn kể. Kiểm tra xem nội dung có lặp lại hay không? Mọi thứ có diễn ra trôi chảy hay không? Trong câu chuyện này có phần nào là sự thật hay không? Kịch bản này có thể thực hiện tại phim trường hay không?
Khi mà bạn đã tất cả các câu trả lời, bạn có thể bắt đầu viết một bản phân tích / bóc tách kịch bản toàn diện (Screenplay breakdown), trong đó bạn sẽ liệt kê tất cả mọi thứ mà bạn cần trước khi bấm máy. Kịch bản của bạn sẽ phải được sửa lại nhiều lần. Dù cho nhà biên kịch có xuất sắc thế nào đi chăng nữa, kịch bản sẽ thường phải trải qua rất nhiều phiên bản khác nhau trước khi nó có thể được cân nhắc để làm thành phim. Những bản nháp đầu tiên sẽ giúp bạn loại bỏ những nhân vật không cần thiết và những thứ không phù hợp với câu chuyện. Bạn sẽ phải quyết định cái gì nên thêm vào, cái gì nên được phát triển thêm và cái gì nên loại bỏ. Kịch bản mà càng được chăm chút trước khi quay thì khi ra phim trường mọi việc sẽ càng diễn ra trôi chảy hơn.
Không nên viết chỉ đạo của bạn vào kịch bản gốc – Khi viết kịch bản, bạn nên tránh việc ghi lại những việc đạo diễn làm trên giấy như “zoom vào” hay “jump cut sang”. Đây là công việc của những người đạo diễn và bạn cũng nên để cho họ có cơ hội để ứng biến khi chỉ đạo bộ phim. Những chi tiết về thực hiện cảnh quay sẽ được hoàn thành khi ta làm xong kịch bản phân cảnh.
Viết Outline – Khi quay quảng cáo bạn sẽ phải thể hiện được nội dung chi tiết trong một khoảng thời gian ít ỏi. Điều này có nghĩa là bạn sẽ phải chú ý đến mọi chi tiết xuất hiện trên màn ảnh khi tuyển diễn viên đóng quảng cáo. Bạn sẽ phải thể hiện rõ ràng ý muốn của bạn, từ những kiểu diễn viên mà bạn muốn cast đến phong cách và cảm xúc đặc trưng cho quảng cáo đó.
Khi bạn đã quyết định được mình muốn gì, hãy gửi một bản danh sách đầy đủ về vai diễn đến những công ty casting hoặc đăng trên website, mạng xã hội để tuyển diễn viên. Bạn nên tìm người cho những vai chính trước và vai phụ sau.
Ghi dấu hành trình của bạn - Có nhiều trường hợp bạn sẽ không phải dùng tí nào đến kịch bản do dự án của bạn làm theo kiểu sáng tác, ứng biến ngay trên bối cảnh hoặc là một bộ phim tài liệu. Thế nhưng bạn vẫn sẽ phải tính toán trước về hướng đi của mình. Một bộ khung rõ ràng sẽ khiến cho việc bạn tiến hành dự án trở trên dễ dàng hơn và bạn sẽ có thể hình dung được sản phẩm cuối cùng sẽ như thế nào.
Qui trình tiền kỳ này cũng sẽ được học cơ bản trong Khóa Basic Filmmaking của Trung tâm TPD.
Tìm kiếm phục trang: Bạn cần có người thiết kế phục trang kinh nghiệm để thỏa mãn những yêu cầu của dự án (nếu có đủ kinh phí). Bạn nên tham khảo ý kiến của người thiết kế phục trang, tổ thiết kế sản xuất, đạo diễn, DOP và có thể cả tổ hoá trang, làm tóc về màu sắc và chất liệu của trang phục trong phim. Điều này sẽ giúp cho bộ phim có sự nhất quán và độc đáo về mặt hình ảnh.
Buổi thử trang phục cho diễn viên nên được lên lịch một cách sớm nhất có thể để tổ thiết kế phục trang chuẩn bị sẵn những bộ quần áo mà họ thấy phù hợp cho diễn viên mặc thử và chụp ảnh lại, sau đó chia sẻ cho những tổ phụ trách về nội dụng khác. Điều này sẽ giúp cho tất cả những yếu tố trong phim kết hợp với nhau một cách hoàn hảo nhất.
Số lượng phục trang: Bạn sẽ phải tính toán xem mỗi một loại trang phục bạn cần bao nhiêu bộ để đảm bảo cho cảnh quay. Bạn phải luôn tính đến việc diễn viên sẽ chẳng may đánh đổ tương cà chua ra phục trang hay đổ nhiều mồ hôi nếu phải quay dưới trời nắng. Tổ thiết kế phục trang sẽ phải chuẩn bị danh sách những phương án thay thế và chuẩn bị đủ những bộ trang phục giống nhau.
Nhiều tài trợ cần diễn viên phải mặc đồ của hãng đó. Trong trường hợp này điều quan trọng là ta sẽ phải làm sao cho mọi thứ xuất hiện trên hình một cách đẹp nhất có thể.
Tìm kiếm đạo cụ phù hợp: Đạo cụ là tất cả những đồ vật diễn viên sẽ cầm, chạm vào và tương tác trong cảnh quay. Trước khi ra bối cảnh, bạn phải chuẩn bị hết tất cả những thứ này. Đạo cụ cũng như thiết kế trường quay – tất cả những gì cần thiết kế sắp đặt trên bối cảnh – đều do tổ thiết kế sản xuất phụ trách. Quá trình này sẽ phải bắt đầu ngay sau khi bạn phân tích kịch bản.
Gây quỹ tài trợ trong giai đoạn tiền kì: Nếu không có tài trợ, dự án của bạn sẽ chẳng đi được bao xa. Bạn sẽ cần có tiền, có khi rất nhiều tiền là đằng khác. Việc gây quỹ bao gồm chốt được nhà phân phối phim, người đồng sản xuất, và một nhóm những nhà đầu tư – đừng bao giờ bỏ tiền riêng của bạn ra (không tính đến phim ngắn).
Để gây được quỹ, bạn sẽ phải cần có sẵn một bản ngân sách, do đó hãy cố gắng cân nhắc tất cả những khoản bạn cần chi tiêu trong một con số hợp lý. Điều quan trọng nhất là bạn dự toán đúng ngân sách của mình, không cao quá mà cũng không thấp quá so với yêu cầu.
Lên ngân sách trong giai đoạn tiền kì: Cách mà bạn lên ngân sách cho dự án của mình sẽ phụ thuộc vào loại hình dự án của bạn và địa điểm mà bạn sẽ tiến hành quay. Bạn nên tìm hiểu về những dạng tài trợ có sẵn ở những vùng quanh bối cảnh của dự án vì trong nhiều trường hợp, bạn có thể sẽ xin được tài trợ từ các quỹ cộng đồng.
Các Studios có thể yêu cầu bạn lên ngân sách theo một mẫu có sẵn.
Bạn cần phải tính toán trước cho mọi trường hợp có thể xẩy ra. Khó khăn sẽ luôn nảy sinh và sai lầm sẽ luôn bị mắc phải. Do đó, mọi dự án đều yêu cầu bạn phải cân nhắc đến các tình huống bất ngờ.
Việc hậu kì và kĩ xảo sẽ luôn tốn kém hơn những gì mà bạn ước tính.