TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TÀI NĂNG ĐIỆN ẢNH - HỘI ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM

TẤT CẢ NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT VỀ PHIM TIỂU SỬ (BIOPIC)

Nội dung chính

Phim tiểu sử, viết tắt của từ “Biographical motion picture”, là tác phẩm kể về cuộc đời của một con người có thật hay một sự kiện nào đó trong lịch sử của họ. Các bộ phim tiểu sử có thể bao quát nhiều chủ thể, từ những nhân vật lịch sử cho đến những người nổi tiếng đương đại.

CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT BỘ PHIM TIỂU SỬ

1. Câu chuyện xoay quanh Một nhân vật:

Các bộ phim tiểu sử tập trung vào một nhân vật duy nhất, điều này giải thích vì sao tiêu đề của nhiều bộ phim tiểu sử chỉ là tên của nhân vật chính như Ali, Ghandi, Malcolm X, Patton, Ray và Selena.

Trong một vài trường hợp, nhân vật chính nằm trong một nhóm người có thật. thông thường là một ban nhạc. Ví dụ như nhân vật chính Freddie Mercury trong phim Bohemian Rhapsody (2018) vốn là ca sỹ chính của ban nhạc rock Queen.

2. Vẽ nên một bức tranh nổi bật về cuộc đời của nhân vật chính:

Một bộ phim tiểu sử không cần phải kể lại toàn bộ cuộc đời của nhân vật chính từ khi họ sinh ra đến khi mất đi, nhưng nó cần phải cho thấy được một khoảng thời gian đáng kể về cuộc đời của họ. Phim tiểu sử không phải là câu chuyện về một sự kiện trong cuộc đời của một người có thực. Bộ phim Apolli 13 của đạo diễn Ron Howard, tuy kể về 3 nhà du hành vũ trụ điều khiển con tàu không gian trong sứ mệnh Apollo 13, không phải là phim tiểu sử vì nó chỉ tập trung toàn bộ vào một sự kiện duy nhất về những con người đó mà không đề cập đến cuộc đời của họ.

3. Mang tính khách quan:

Các nhà làm phim thường tiếp cận chuyện đời của nhân vật từ khía cạnh nghệ thuật. Để tạo tính căng thẳng và độ cuốn hút cho phim, họ thường cô đọng ngày tháng, lược bỏ các thông tin và viết lại những đoạn hội thoại quan trọng. Một vài phim tiểu sử, ví dụ như phim Steve Jobs (2015), được đạo diễn bởi Danny Boyle và Aaron Sorkin viết kịch bản, chỉ sử dụng những điều có thực về các nhân vật làm bộ khung cho một kịch bản gần như giả tưởng.

SỰ LINH ĐỘNG TRONG CHỦ ĐỀ

Tuy thể loại phim tiểu sử nói về những con người có thật nhưng chúng vẫn có sự khác nhau về nhiều khía cạnh. Một tên ngoài vòng pháp luật ở miền viễn tây, một gã tội phạm, một nhà soạn nhạc, một con người của tôn giáo hay lãnh đạo của một cuộc vận động, một anh hùng trong chiến tranh; một nghệ sĩ, một nhà đầu tư hoặc một người nổi tiếng … là những ví dụ về những phim tiểu sử trên màn ảnh rộng. Chúng có thể bao quát rất nhiều chủ đề.

Tính chính xác trong phim tiểu sử

Điều khiến phim tiểu sử trở nên khác biệt là tính chính xác của nó đối với lịch sử. Tuy nhiên, một bộ phim tiểu sử có thể gần như hoàn toàn mang tính hư cấu và chỉ sử dụng những sự thực nổi trên bề mặt để xây dựng câu chuyện giả tưởng.

Làm phim tiểu sử mà mọi thứ đều chính xác 100% là điều bất khả thi. Ví dụ, nếu chúng ta thực hiện một tác phẩm về nhân vật sinh sống từ nhiều thế kỷ trước thì chỉ có thể thu thập lượng thông tin tương đối hạn chế.

Lấy tác phẩm I’m Not There (2007) của đạo diễn Todd Haynes làm ví dụ. Trong phim, nhân vật Bob Dylan được nhiều người thủ vai. Dàn diễn viên này (Christian Bale, Cate Blanchett, Marcus Carl Franklin, Richard Gere, Heath Ledger), không chỉ là mánh khoé để làm truyền thông, quảng cáo cho phim mà còn phản ánh sự thay đổi liên tục về nhân cách trong con người ông.

Phim tiểu sử về những người sống ở thế kỉ 20 thường phát hiện và tôn vinh những sự thật để hình ảnh của chủ thể trở nên tốt hoặc xấu hơn. Vì thế, nếu bạn làm phim tiểu sử về một người đang còn sống, bạn sẽ nhận được phản hồi ngay lập tức nếu bộ phim hay hoặc dở.

Tuy nhiên, các nhà làm phim thường thay đổi một số chi tiết để phim trở nên hấp dẫn hơn. Điều này không có gì là mới mẻ vì hội hoạ và sân khấu nhiều khi cũng bóp méo thực tại ở một vài khía cạnh. Sau cùng thì phim ảnh không phải là đời thực, nếu ai đó thực sự muốn biết về chi tiết cuộc đời của một người nào đó, họ có thể đi đọc tiểu sử của họ.

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHIM TIỂU SỬ​​​​​​​

Có thể bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi biết rằng phim tiểu sử đã phổ biến từ lúc điện ảnh mới ra đời không lâu. Những tác phẩm thời kỳ đầu chính là những bộ phim tiểu sử kể về các nhân vật nổi tiếng như Peter the Great, Joan of Arc, Napoleon Bonaparte và Chúa Jesus hay sau này là Abraham Lincoln và George Armstrong Custer.

Custer’s Last Fight, The Plainsman, Santa Fe Trail, và They Died with Their Boots On là một vài trong số những tác phẩm đó. Tuy nhiên, nhiều phim tiểu sử về Custer đã bị hạn chế phát hành vì chúng đánh bóng và lãng mạng hoá cuộc đời của ông.

Trước năm 1950, Abraham Lincoln là nhân vật xuất hiện trong rất nhiều phim tiểu sử. Tác phẩm Young Mr. Lincoln (1939), đạo diễn bởi John Ford và được Henry Fonda thủ vai Lincoln, chính là phim tiểu sử được yêu thích và biết đến rộng rãi nhất. Tuy nhiên, không như những phim tiểu sử về Tổng thống Mỹ khác, Young Mr. Lincoln tập trung chủ yếu vào những năm tháng khi Lincoln còn trẻ và làm luật sư tại bang Illinois.

Ngoài những nhân vật lịch sử, phim tiểu sử đời đầu còn kể về những người nổi tiếng thời bấy giờ, ví dụ như phim Yankee Doodle Dandy (1943), diễn viên James Cagney thủ vai chính, nói về nghệ sĩ George M. Cohan, người được biết đến với danh hiệu “Người đàn ông sử hữu Broadway”. Mặc dù còn nhiều tranh cãi về tính chân thực của nó, Yankee Doodle Dandy vẫn là một cú hit và giành được rất nhiều giải thưởng cũng như lời ngợi khen từ các nhà phê bình phim.

Quan trọng hơn, , Yankee Doodle Dandy đã cho thấy một khía cạnh quan trọng bậc nhất của phim tiểu sử. Sự thật là khán giả rất thích xem những xung đột, biến có trong cuộc đời của một người có thật, không những thế phim tiểu sử còn bắt diễn viên phải “biến thành” người khác, một nhân vật không hưu cấu, điều mà ngay cả những diễn viên giỏi nhất cũng cảm thấy khó nhằn. Do đó, việc nhìn thấy được người diễn viên có thể biến thành một nhân vật có thực là rất ấn tượng.

Nhiều phim tiểu sử đã gặt hái được thành công cùng với giải thưởng. Thế nhưng dù cho kịch bản của những tác phẩm đó có hay hay dở, điều tạo nên sức hấp dẫn của chúng vẫn là màn trình diễn của những diễn viên.

CASTING CHO PHIM TIỂU SỬ

Tìm được người phù hợp để đóng vai nhân vật chính trong phim tiểu sử không hề dễ dàng.
Đây là cuộc đấu tranh không hồi kết giữa việc lựa chọn người có ngoại hình tương đồng hay người có khả năng diễn giống như nhân vật đó. Trong một số phim chuyển thể mà nhân vật chính lại không được lòng người xem đại chúng thì người diễn viên sẽ gặp khó khăn khi thể hiện vai diễn.

Nhiều phim chuyển thể tránh được vấn đề này bằng cách cho nhân vật có thực đóng chính mình trong phim. Howard Stern trong phim Private Parts (1997) hay Jackie Robinson trong The Jackie Robinson Story (1950) là một vài ví dụ tiêu biểu.

Các phim tiểu sử bao quát một lượng lớn những chủ đề khác nhau. Trong khi phim Lawrence of Arabia (1962) và Cleopatra (1963) khai thác những sự kiện lớn thì Spartacus (1960) kể về nhân vật cùng tên trong bối cảnh cuộc chiến The Third Servila War (73-71 B.C) nhưng cũng lên án cuộc truy bắt Cộng sản tại Hollywood ở thời điểm đó dẫn tới việc ra đời Danh sách đen Hollywood.

Tác phẩm Andrei Rublev (1966), tuy được đặt tại thế kỷ 15, lên án sự áp chế của Liên bang Soviet lên nghệ thuật và sự tự do của tâm hồn tại thời điểm bộ phim ra mắt. Khi đó, bộ phim bị cấm lưu hành tại Liên bang Soviet vì Andrei Tarkovsky là đạo diễn của phim.

Bonnie and Clyde (1967), phim tiểu sử, là một trong những tác phẩm gây nhiều tranh cãi nhất trong những năm 1960. Bộ phim chứa những cảnh nhạy cảm và bạo lực phá vỡ những khuôn khổ của điện ảnh Mỹ với Warren Beatty và Faye Dunaway trong vai cặp đôi tội phạm nổi tiếng. Tác phẩm đó được biết tới như một trong những bộ phim đầu tiên của giai đoạn New Hollywood.

Tác phẩm Mishima: A Life in Four Chapters (1985) của đạo diễn Paul Schrader tiếp cận cách làm phim tiểu sử với một khía cạnh mang nhiều tính nghệ thuật hơn. Schrader đã làm một bộ phim mà tính sáng tạo vượt xa sự thật. Bộ phim tập trung vào những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời Yukio Mishima và viết lại một vài câu chuyện về cuộc đời của ông. Câu trả lời cho câu hỏi “Phim tiểu sử là gì?” đã bị phức tạp hoá lên nhiều vì bộ phim này.

  • Đăng kí lớp Diễn xuất Bạn có thể của Trung Tâm TPD tại đây.

Bài viết liên quan

11 LỖI RẬP KHUÔN BẠN CẦN TRÁNH KHI LÀM PHIM NGẮN

Lỗi rập khuôn (cliché) là lỗi mà các nhà làm phim thường dễ mắc phải khi bị bí ý tưởng. Nhận thức và hiểu được về các lỗi rập khuôn…

Xem ngay

8 CÁCH QUẢNG BÁ PHIM NGẮN CỦA BẠN

Làm phim ngắn là con đường để nhà làm phim có thể tích lũy kinh nghiệm thực tế, nâng cao kỹ năng, mở rộng mối quan hệ, từ đó có…

Xem ngay

3 CÁCH CHUYỂN ĐỔI GIỮA DIỄN XUẤT SÂN KHẤU VÀ PHIM

Từ giai đoạn thử vai cho đến sản phẩm cuối cùng, diễn xuất trên sân khấu và trên phim đặt ra những đòi hỏi khác nhau đối với người diễn…

Xem ngay

Leave the first comment