TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TÀI NĂNG ĐIỆN ẢNH - HỘI ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM

THUẬT NGỮ “CÁ TRÍCH ĐỎ” TRONG VIẾT KỊCH BẢN PHIM

Nội dung chính

Thuật ngữ này, tất nhiên là không nói đến một loại thức ăn mà là một công cụ văn học giúp người viết đánh lạc hướng và đánh lừa khán giả. Kỹ thuật này có thể được coi là sự đảo ngược của thuật ngữ Khẩu súng của Chekhov.

Cá trích đỏ (red herring) có nguồn gốc xuất hiện từ trước khi điện ảnh ra đời. Thuật ngữ được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1686 để nói đến sự đánh lạc hướng nhằm kéo dài một hành động. Ví dụ: Dùng cá hun khói để đánh lạc hướng chó săn đuổi theo. Đến năm 1884, thuật ngữ Cá trích đỏ đã trở thành một công cụ kể chuyện trong văn học.

Tuy Cá trích đỏ thường xuất hiện phổ biến trong truyện bí ẩn nhưng các manh mối giả này cũng có thể xuất hiện trong tất cả mọi thể loại. Cá trích đỏ có thể là một nhân vật, một vật thể, hoặc một thông tin.

Cá trích đỏ là đặc trưng của thể loại phim bí ẩn. Khán giả có thể dễ dàng đoán được danh tính thủ phạm nếu không có các chi tiết, manh mối gây lạc hướng. Đánh lừa cách khán giả nhìn nhận về một số nhân vật là cách hữu hiệu để tạo ra sự tò mò hoặc kéo dài sự bí ẩn của phim. Cá trích đỏ cũng có thể được dùng làm chiến thuật để hướng sự nghi ngờ tới những bên / cá nhân vô tội.

Hãy cẩn thận khi viết những dẫn dắt giả này. Gây lạc hướng lộ liễu rất dễ bị phát hiện ra và làm khán giả thất vọng.

Để hiểu thêm về cá trích đỏ, bạn có thể xem The Usual Suspects. Phim sử dụng một người kể chuyện không đáng tin. Một khi bạn biết cái kết, bạn sẽ phải chất vấn lại tất cả những gì bạn đã xem trong phim.

Ngoài ra, chúng ta còn có thể ứng dụng đánh lạc hướng thông qua casting và quảng cáo phim. Trong phim Psycho, đạo diễn Alfred Hitchcock đã cast ngôi sao danh tiếng Janet Leigh và khiến người xem tưởng cô sẽ đóng vai chính. Nhưng rồi, khi vai của Janet Leigh chết ở gần giữa phim, Alfred Hitchcock đã tạo ra hiệu ứng gây sốc và làm khán giả cảm thấy cực kỳ hoang mang.

(Nguồn: Studiobinder)

Bài viết liên quan

11 LỖI RẬP KHUÔN BẠN CẦN TRÁNH KHI LÀM PHIM NGẮN

Lỗi rập khuôn (cliché) là lỗi mà các nhà làm phim thường dễ mắc phải khi bị bí ý tưởng. Nhận thức và hiểu được về các lỗi rập khuôn…

Xem ngay

8 CÁCH QUẢNG BÁ PHIM NGẮN CỦA BẠN

Làm phim ngắn là con đường để nhà làm phim có thể tích lũy kinh nghiệm thực tế, nâng cao kỹ năng, mở rộng mối quan hệ, từ đó có…

Xem ngay

3 CÁCH CHUYỂN ĐỔI GIỮA DIỄN XUẤT SÂN KHẤU VÀ PHIM

Từ giai đoạn thử vai cho đến sản phẩm cuối cùng, diễn xuất trên sân khấu và trên phim đặt ra những đòi hỏi khác nhau đối với người diễn…

Xem ngay

Leave the first comment