ĐƠN ĐĂNG KÝ
Hạn nộp đơn: 23:59, 30/09/2021 (Giờ Việt Nam, GMT+7)
MỤC TIÊU KHÓA HỌC
THỂ LỆ
ON THE REEL Film Lab lựa chọn 6 dự án phim ngắn. Thí sinh có thể nộp hồ sơ trên cương vị cá nhân hoặc theo nhóm. Tối đa 2 thành viên của dự án từ những vị trí sau: Biên Kịch, Đạo Diễn, Sản Xuất (tuỳ thể loại và quy mô) tham gia khóa học.
Định nghĩa:
Dự án:
Học viên:
TIMELINE & NỘI DUNG KHÓA HỌC
ON THE REEL Film Lab được tổ chức online từ ngày 5/10 đến ngày 24/10, bao gồm 2 workshop xen kẽ với các buổi thảo luận giữa học viên và mentor để củng cố và hoàn thiện dự án.
GIẢI THƯỞNG
Giảng Viên:
Pimpaka Towira là một trong những đạo diễn nữ tiên phong của phim độc lập Thái Lan từ những năm đầu của thập niên 90. Phim dài đầu tay One Night Husband (2003), được công chiếu ở Liên hoan phim quốc tế Berlin, đã mang lại cho cô danh tiếng quốc tế. Phim dài tiếp theo của cô The Island Funeral (2015) đoạt giải trong hạng mục Tương Lai của Châu Á ở Liên hoan phim quốc tế Tokyo. Cô Pimpaka còn có hơn 15 năm kinh nghiệm làm giám đốc của nhiều liên hoan phim nổi tiếng. Trước đây, cô Pimpaka từng là giám đốc chương trình cho Liên hoan phim quốc tế Bangkok vào năm 2001, năm 2008 và năm 2009, gần đây nhất cô là giám đốc chương trình của Liên hoan phim Bangkok ASEAN từ năm 2015. Từ năm 2017 đến năm 2018, cô là giám đốc chương trình của Liên hoan phim quốc tế Singapore.
Phạm Ngọc Lân tốt nghiệp kiến trúc chuyên ngành quy hoạch đô thị trước khi làm phim. Điện ảnh của anh hòa trộn nhịp nhàng giữa cảm xúc và tính chính xác của lý trí; nó chân thành, đồng thời cũng cần mẫn nuôi dưỡng những suy tưởng về cuộc sống. Các phim truyện ngắn: Thành Phố Khác (2016), Một Khu Đất Tốt (2019) và Giòng Sông Không Nhìn Thấy (2020) nằm trong hạng mục dự thi của nhiều liên hoan phim lớn - Berlinale, Locarno và Sundance. Anh là đạo diễn người Việt đầu tiên có tác phẩm thuộc bộ sưu tập Criterion.
Giảng Viên Khách Mời:
Trương Minh Quý sinh tại Buôn Mê Thuột. Những câu chuyện và hình ảnh phim của anh nằm giữa biên giới hư cấu và phi hư cấu, cá nhân và phi cá nhân, lấy cảm hứng và chất liệu hoá phong cảnh quê nhà và ký ức thơ ấu cũng như bối cảnh lịch sử Việt Nam. Phim của Quý đã được trình chiếu tại các liên hoan phim và triển lãm quốc tế như Liên hoan phim New York, Clermont-Ferrand và Busan. Nhà Cây (2019) được công chiếu tại Liên hoan phim Locarno. Phim được Mubi gọi là “one of the festival’s three best premieres” (tạm dịch: một trong ba buổi công chiếu xuất sắc nhất của Liên hoan Phim) và được tờ The Film Stage nhận xét “a singular entrancing ode to memory and filmmaking” (tạm dịch: lời ca phi thường dành cho ký ức và phim).
Ban giám khảo chọn lọc dự án:
Bùi Kim Quy (sinh 1983 tại Hà Nội) tốt nghiệp chuyên ngành biên kịch phim, trường Đại Học Sân Khấu Điện Ảnh Hà Nội. Các phim ngắn đã làm: Cái Đệm (giải nhất liên hoan phim ngắn toàn quốc - Cánh diều vàng 2003), Đã qua giao thừa (35mm, 2005), Sao ban ngày không có mặt trăng (2006), Khung trời ảo vọng (Giải khuyến khích LHP Ngắn toàn quốc 2007). Các kịch bản điện ảnh đã viết: Lời nguyền huyết ngải (đồng tác giả); Cưới ngay kẻo lỡ (đồng tác giả); Con người ta; Ngủ mơ; Người truyền giống; Miền ký ức. Các phim điện ảnh đã làm: Người truyền giống (Hỗ trợ hậu kỳ bởi Asean Cinema Fund, ra mắt lần đầu tiên thế giới tại LHP Busan 2014, đề cửu giải thưởng, Best Film Photography 2015- AIFFA Award, Đề cử Grand Prix - T-Mobile New Horizons International Film Festival, Poland 2015, đề cử International New Talent Competition - Grand Prize, Taipei Film Festival 2015); Miền Ký Ức (Quỹ phát triển kịch bản Asean Cinema Fund 2015, Berlinale Talent 2017, Purin Pictures 2018, công chiếu tại LHP Busan 2021). Các dự án phim điện ảnh đang trong giải đoạn sản xuất: SatNa, Luyện Ngục, Mr. Văn.
Ngoài công việc làm phim, hiện nay cô đang là giảng chuyên ngành Biên kịch, Khoa Nghệ thuật điện ảnh thuộc Trường Đại Học Sân Khấu Điện Ảnh - Hà Nội và tham gia viết kịch bản phim truyền hình.
Trịnh Đình Lê Minh tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Sản xuất phim tại Đại Học Austin - Texas Mỹ với học bổng toàn phần năm 2014. Anh tốt nghiệp với phim ngắn Mùi Hương Nước Mắm (2015) đã tham dự nhiều liên hoan phim danh giá như LHP quốc tế Puchon, Liên hoan phim BFI London, LHP Palm Springs. Bên cạnh đó, anh từng được mời tham gia hai trại sáng tác Berlin Talent và Tokyo Talent Campus. Hiện tại, anh là Giám đốc Chương trình Quản trị Công nghệ Truyền thông- Khoa Thiết kế và Nghệ thuật - Đại Học Hoa Sen. Anh đã tham gia viết kịch bản, sản xuất và biên tập cho nhiều phim tài liệu và cả phim truyện. Phim điện ảnh đầu tay của anh Thưa Mẹ Con Đi (2019) đoạt giải Producers’ choice dành cho dự án phim thương mại xuất sắc nhất tại chương trình Gặp Gỡ Mùa Thu 2017. Thưa Mẹ Con Đi đã tham dự Liên hoan phim quốc tế Busan, Liên hoan phim quốc tế Hawaii và giành các giải thưởng Phim xuất sắc nhất tại LHP Reeling 2020, giải khán giả bình chọn tại Toronto Asia Film Festival, Philadelphia Asian American Film Festival 2020; đồng thời phim được phát hành tại các thị trường Đài Loan, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Úc, Ba Lan.
THÔNG TIN DỰ ÁN
Năm 2019, UNESCO đã khởi xướng Dự án E-MOTIONS: Thúc đẩy Kết nối và Thiết kế Môi trường sáng tạo cho các nhà làm phim tại Đông Nam Á, nhằm cải thiện và cân bằng thực trạng ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam. Dự án E-MOTIONS ra đời nhằm mục đích trao quyền cho các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, bao gồm khối tư nhân để tăng cường khuôn khổ pháp lý và cơ cấu tổ chức của ngành điện ảnh. Mục tiêu này được thực hiện thông qua việc bồi dưỡng năng lực và tạo cơ hội cho các nhà làm phim, các chuyên gia điện ảnh và các nhà hoạch định chính sách đặc biệt là công ty sản xuất, phương tiện truyền thông và các đối tác liên quan; đồng thời hình thành mạng lưới kết nối các nhà làm phim tại Đông Nam Á.
Bước vào năm thứ hai hoạt động của Dự Án E-MOTIONS, UNESCO phối hợp với Trung Tâm Hỗ Trợ Phát Triển Tài Năng Điện Ảnh - Hội Điện Ảnh Việt Nam (TPD) tổ chức khóa học ON THE REEL Film Lab dành cho những nhà làm phim trẻ, nhằm cung cấp kiến thức cơ bản giúp ích cho việc phát triển các dự án phim ngắn, tìm được lộ trình sản xuất phù hợp và tự định hướng sự nghiệp làm phim.