Quay phim là một kỹ năng có thể học được và liên tục cải thiện, bất kể trình độ hay kinh nghiệm. Sau đây là 4 cách thiết yếu để bạn nâng cao trình độ quay phim.
1. Học từ phim câm
Các bộ phim từ thời kỳ phim câm là một nguồn tài nguyên tuyệt vời để chúng ta học hỏi. Một đạo diễn kinh điển bạn nên bắt đầu là G.W. Past, Charlie Chaplin, D.W. Griffith, King Vidor, Erich Von Stroheim, Cecil DeMille, Fritz Lang, F.W. Murnau. Ngoài ra, bạn cùng nên thử nghiệm tự làm một bộ phim câm của mình.
2. Học quay phim
Nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng nếu muốn phát triển kỹ năng quay phim, bạn nên học quay một cách bài bản, không nhất thiết phải từ trường đại học, mà có thể thông qua các khóa ngắn hạn, workshop.
Không có gì sai nếu bạn tự học bằng cách thực hành và lấy kinh nghiệm trực tiếp từ công việc trong ngành. Nhưng nếu bạn bổ trợ thêm bằng cách dành thời gian học chính quy, bạn sẽ biết sâu hơn và nhanh hơn rất nhiều. Ngoài ra, bạn cũng nâng cao được kỹ năng làm việc nhóm lẫn có cơ hội networking.
3. Học về thiết bị
Điều này là cần thiết và bắt buộc đối với mọi vai trò trong ngành phim. Tuy nhiên, nhà quay phim đặc biệt cần là một người biết về tất cả mọi thứ, nhất là trong những đoàn làm phim nhỏ.
Nhà quay phim giỏi là người không chỉ giỏi về tư duy, giỏi về quản lý, chuyên môn nghệ thuật mà còn cần biết về yếu tố kỹ thuật, bao gồm mọi thiết bị quay và ánh sáng trên set. Công việc của bạn là “phiên dịch” suy nghĩ và chỉ dẫn của đạo diễn thành kết quả bằng hình ảnh. Ngoài ra, hướng dẫn/huấn luyện những người đồng hành để làm việc cùng bạn cũng là một kỹ năng vô cùng quan trọng.
Bạn cần học lý thuyết và đọc thêm chỉ dẫn khác. Việc này có vẻ nhàm chán, nhưng bạn sẽ phải nhớ được từ sách hướng dẫn của mọi chiếc máy quay bạn sẽ sử dụng và đưa kiến thực học được vào thực hành với tất cả những thiết bị sẽ dùng.
Tương tự với cả thiết bị ánh sáng. Tuy nhiên, đừng cố bám chặt vào sách vở. Nghe có vẻ mâu thuẫn, nhưng mọi set và tình huống đều khác nhau. Hãy đảm bảo là bạn có tinh thần sáng tạo vào giải quyết vấn đề mọi lúc mọi nơi. Bạn sẽ học và nâng cao được kiến thức thực tế (hoặc thậm chí là sáng chế) thông qua thử nghiệm.
4. Học nhiếp ảnh… mà không chụp ảnh người
Chụp ảnh các chủ đề là con người dễ hơn là chụp các đối tượng không phải là con người. (Đây là trong trường hợp có một đối tượng cụ thể để chụp và chủ thể này có thể bị thay đổi bởi người chụp ảnh). Bạn sẽ học được về khuôn hình và bố cục từ cách chụp ảnh như vậy và ứng dụng vào việc làm phim.
(Nguồn: Nyfa)