TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TÀI NĂNG ĐIỆN ẢNH - Hội Điện ảnh Việt Nam
numo.vn thiết kế website số một việt nam

56 CÁCH ĐỂ NGHĨ RA CÁC Ý TƯỞNG LÀM PHIM (Phần cuối)

"Hãy lấy một hoặc nhiều nhân vật và đặt họ vào những tình huống mà họ không thể thoát khỏi và xem điều gì sẽ xảy ra."



31. Nghĩ về bộ phim thông qua góc nhìn của người trợ lý đạo diễn số 1 (1st AD):
Giống việc sử dụng những địa điểm thực tế để sáng tạo ý tưởng cho phim, bạn hãy cân nhắc xem những rắc rối nào sẽ xảy ra nếu mọi người cố gắng thoát khỏi một nơi chật hẹp…

32. Mang cá ra khỏi nước: Mang một nhân vật ra khỏi vùng an toàn của họ (cá gặp nước) và đặt họ vào một hoàn cảnh hoàn toàn khác biệt (cá ra khỏi nước). Trong môi trường mới này, tương tác của nhân vật với những thứ xung quanh sẽ tạo ra một câu truyện thú vị. Elf (2003) là một ví dụ điển hình như vậy.

33. Ghi lại âm thanh từ một bộ phim mà bạn chưa xem bao giờ: Viết lại một thứ gì đó vẫn tốt hơn việc không viết lại được gì. Bạn hãy thử tìm một bộ phim trên Youtube hoặc Netflix mà bạn chưa xem bao giờ. Đừng nhìn vào màn hình mà chỉ viết lại những gì bạn nghe thấy.

34. Những câu chuyện gia đình: Một bộ phim mà tất cả mọi lứa tuổi đều có thể xem được là phim về gia đình. Bạn có thể lấy cảm hứng từ chính gia đình của mình hoặc viết về một mối liên kết đặc biệt giữa bạn và một thành viên trong đó. Bạn có thể xây dựng câu chuyện xung quanh một sự kiện mà tất cả các thành viên trong gia đình tụ họp và điều thú vị gì đó xảy ra.

35. Suy nghĩ từ góc độ của một đứa trẻ: Bạn sẽ đi xem phim gì nếu bạn là một đứa trẻ 10 tuổi? Hãy tạo ra một danh sách các ý tưởng và chọn những thứ nổi bật nhất. Đạo diễn Robert Rodriquez đã tạo ra Spy Kids (2001) và Lavagirl and Sharkboy (2005) từ những ý tưởng của trẻ em và mang đến cho khán giả cái mà họ mong muốn.

36. Những câu chuyện liên quan đến trường đại học: Phim về sự kiện xảy ra trong khuôn viên của trường đại học cũng rất phổ biến đối với mọi lứa tuổi. Bạn có thể xem qua các bộ phim về đại học khác để tìm ý tưởng hoặc dựa theo những gì đã xảy ra trong quá trình học đại học của bạn. Series phim Pitch Perfect – kể về 2 nhóm nhọc acapella đối chọi với nhau trong cùng một trường đại học - là một ví dụ điển hình.

37. Bắt đầu từ những khiếm khuyết của nhân vật: Bắt đầu câu chuyện bằng những khuyết điểm của nhân vật chính và cân nhắc đến những tình huống để phơi bày chúng. Ví dụ, những nhân vật không tin tưởng vào bản thân mình như Rocky Balboa hoặc Luke Skywalker. Bạn cũng có thể xây dựng một nhân vật ham mê quyền lực như Walter White trong Breaking Bad.

38. Viết một câu truyện từ góc nhìn của nhân vật phản diện: Những bộ phim được kể từ góc nhìn của nhân vật phản diện hay phản anh hùng đang khá phổ biến. Thông thường, các câu chuyện sẽ đi theo nhân vật “người tốt” nên việc đi ngược lại sẽ tạo nên hứng thú cho khán giả. Ví dụ về những bộ phim này là Suicide Squad (2016) và Maleficent (2014).

39. Đảo ngược câu chuyện: Lấy một câu chuyện kinh điển rồi đảo ngược các nhân vật. Ví dụ, thay vì một cô công chúa xinh đẹp hôn một chú ếch, hãy đổi nhân vật thành một chàng hoàng tử đẹp trai.

41. Viết một câu chuyện dựa theo chuyện đùa mà bạn thích: Thử nghĩ đến một câu chuyện đùa mà bạn thích mặc dù nó có thể rất ngớ ngẩn. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự viết nên chuyện đùa của chính mình.

42. Viết một câu chuyện dựa theo kết thích của một kịch bản cũ: Bạn thử cân nhắc viết một câu chuyện mới bắt đầu tại kết thúc của kịch bản khác mà bạn từng viết. Nhân vật trong kịch bản cũ sẽ phải đối mặt với những tình huống nào tiếp theo? Ở một khía cạnh khác, điều gì sẽ xảy ra nếu một nhóm những nhân vật mới phải trải qua tình huống mà nhân vật trong kịch bản trước đã từng trải nghiệm?

43. Những sự việc xảy ra ở chỗ làm việc: Con người thường dành phần lớn thời gian của họ ở chỗ làm việc hoặc nơi công sở. Hãy lấy cảm hứng từ một ngày ở nơi công sở và xây dựng câu chuyện của bạn dựa vào những khó khăn hoặc thành công mà nhân vật của ta gặp phải trong ngày hôm đó. Tác phẩm The Devil wears Prada (2006) chính là một ví dụ về một bộ phim như vậy.

44. Phân tích một nhân vật trong phim: Hãy nghĩ về phong cách kể chuyện của Pixar tập trung vào việc xây dựng một nhân vật hấp dẫn so với xây dựng một tình huống phức tạp.

45. Những câu chuyện về trải nghiệm sống còn: Hãy lấy một hoặc nhiều nhân vật và đặt họ vào những tình huống mà họ không thể thoát khỏi và xem điều gì sẽ xảy ra. Dạng phim này rất phổ biến và Cast Away (2000), với sự tham gia của diễn viên Tom Hank, là một ví dụ tuyệt vời.

46. Kết hợp nhiều thể loại phim trong kịch bản: Phần lớn những bộ phim ở thời điểm hiện tại chuyển đổi giữa 2 hoặc 3 thể loại khác nhau và hiếm khi bám lấy một thể loại duy nhất. Bạn có thể bắt đầu kịch bản bằng sự hồi hộp sau đó chuyển sang thể loại tội phạm, tâm lý, miễn là chúng phù hợp với câu chuyện mà bạn kể. Một ví dụ về phim mà kịch bản có sự chuyển đổi về thể loại là Psycho (1960), kết hợp cả yếu tố của 2 thể loại hồi hộp (suspense) và hình sự, tội phạm.

47. Ấn vào một bài viết ngẫu nhiên trên Wikipedia: Ấn vào mục “Bài viết ngẫu nhiên” trên trang web Wikipedia có thể giúp bạn tình được những tư liệu thú vị và tạo cảm hứng mà bạn không bao giờ nghĩ đến nó trước đây.

48. Hãy giết nhân vật chính: Một cách nhanh chóng khác để động não ý tưởng là hãy nghĩ đến phim mà bạn đã xem gần đây – hãy giết chết nhân vật chính và xem câu chuyện sẽ tiếp diễn ra sao? Điều gì sẽ xảy ra nếu James Bond bị kẻ xấu giết hại?

49. Những trò chơi khăm (Pranks) nơi công sở: Hãy làm một phim ngắn về những trò chơi khăm nơi công sở mà bạn đã thấy hoặc từng trải qua trong quá khứ.

50. Rà soát qua những nguồn tư liệu: Rất nhiều tác phẩm đã được sản xuất dựa trên những câu chuyện cổ tích hoặc truyền thuyết. Hai hãng Disney và Warner Brothers rất hay sản xuất những bộ phim như thế này.

51. Kết nối với những nhà làm phim tự do (Freelancers): Hãy gặp gỡ những nhà làm phim khác và lắng nghe cách mà họ muốn quay phim, đánh sáng, chỉnh màu và làm tiếng động. Cách để thu hút những người tài là làm việc cùng dự án mà họ muốn làm. Từ đó, bạn có thể học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm để phát triển kịch bản của mình.

52. Nghiên cứu lịch sử của cộng đồng của bạn: Hãy nói chuyện với những người đang và đã từng sống ở nơi bạn đang sống và tập hợp nhiều thông tin nhất có thể để bạn hiểu hơn về lịch sử của nó. Có thể đã từng có một tên giết người hàng loạt sống tại đây hoặc đã từng có người nhìn thất UFO… những điều mà bạn không thể ngờ tới.

53. Nghĩ về những sự kiện lịch sử có thật: Hãy nghĩ đến những sự kiện lịch sử có thật và thêm vào đó những chi tiết hư cấu là một cách điển hình để tạo nên một kịch bản phim. Hãy để ý đến những phần của lịch sử mà chúng vẫn có thể gây hứng thú và vẫn có sự liên quan đến ngày nay để đưa chúng vào câu chuyện của bạn.

54. Phim giễu cợt (Spoofs): Giễu cợt những người nổi tiếng là một cách nữa để sáng tạo ý tưởng kịch bản. Phim giễu cợt sẽ rất hài hước, tuy nhiên chúng rất khó để làm – bạn còn có thể lấy nội dung từ những bộ phim khác để giễu cợt nữa. Khi nhắc đến những người nổi tiếng, bạn đừng viết chuyện để bôi nhọ họ vì bạn có thể vướng vào những rắc rối về pháp luật; do đó hãy cẩn thận nếu đây là bộ phim đầu tay cũng mình.

55. Chia ý tưởng phim thành các phần: Nhiều nhà làm phim muốn viết một câu chuyện nguyên bản (original) cho phim của họ nhưng bị kẹt vì họ muốn nghĩ ra toàn bộ câu chuyện cùng 1 lúc; họ không nhận ra rằng điều quan trọng là phải hiểu được từng phần của ý tưởng kịch bản trước khi hoàn thiện nó:

- Hoàn cảnh (the Scenario): Bối cảnh của phim sẽ diễn ra ở đâu và vào khoảng thời gian nào.

- Nhân vật (Characters): Câu chuyện của bạn có nhân vật chính (Main Character) và/hoặc nhân vật phản diện (villian) hay không? Bạn có thể sẽ không cần phải có một bản vẽ phác thảo nhưng bạn cần phải có những đặc điểm về nhân vật đó. Ví dụ: Nhân vật của bạn đang là một học sinh hay là một siêu anh hùng?

- Xung đột (The Conflict): Nhân vật của bạn có phải đối mặt bới khó khăn để đạt được điều anh/chị ta muốn? Những khó khăn đó có thể là từ những nhân vật đối nghịch khác hoặc những ngoại lực như thời tiết chẳng hạn.

56. Viết một Logline: Hãy viết ra một logline cho phim của bạn bằng việc chia ý tưởng ra thành từng phần. Một Logline là một bản tóm tắt bộ phim của bạn trong 1 hoặc 2 dòng. Một Logline tốt đều có 4 yếu tố sau (không cần phải theo đúng thứ tự): [nhân vật chính] + [thời khắc mở ra mâu thuẫn] + [mục tiêu của nhân vật chính] + [mâu thuẫn chính trong phim].

 
0936157939 (HN) 0908310521 (TPHCM)