5. Di chuyển máy quay vuông góc với mặt phẳng hình ảnh
Di chuyển máy quay vào hoặc ra, ngay cả khi chỉ di chuyển rất nhẹ, sẽ tạo hiệu ứng dẫn dắt khán giả xuyên qua không gian, làm chiều sâu thuyết phục hơn.
6. Ánh sáng và bóng tối
Bộ não con người dùng bóng tối để xác định chiều sâu của các vật thể. Khi bạn vẽ một vòng tròn lên giấy, nó sẽ trông phẳng. Nhưng nếu bạn tô thêm đổ bóng cho vòng tròn đó, hình vẽ của bạn sẽ có ảo ảnh ba chiều. Hãy sử dụng ánh sáng để tạo ra đổ bóng cho diễn viên và bối cảnh, tiết lộ những đường cong và chiều sâu trong hình ảnh.
7. Đặt các vật thể sáng ở tiền cảnh và giữ hậu cảnh tối
Các vật thể sáng sẽ tạo ra ảo ảnh của sự tiến lên còn vật thể tối tạo ra ảo ảnh của sự lùi xa. Bằng cách để diễn viên mặc trang phục sáng, trước hậu cảnh tối, bạn có thể gia tăng ảo ảnh về chiều sâu.
8. Đặt các màu sắc ấm ở tiền cảnh và màu sắc lạnh ở hậu cảnh
Màu sắc có hiệu ứng tương tự các vật thể sáng và tối. Các màu ấm tạo ra ảo ảnh về sự tiến lên, trong khi các màu lạnh tạo ra ảo ảnh về sự lùi xa. Bằng cách sắp đặt diễn viên mặc trang phục màu ấm, trước hậu cảnh màu lạnh, bạn sẽ tạo ra ảo ảnh về chiều sâu.
9. Cuối cùng, một mẹo để quay phim du kích trong không gian cưc kì chật hẹp đó là hãy quay phim thông qua một TẤM GƯƠNG. Bạn cần treo một tấm gương lên tường của bối cảnh và lùi xa máy quay ra. Bằng cách này, bạn có thể có gấp đôi khoảng cách với diễn viên. Nếu tấm gương cách diễn viên 1m và máy quay cách tấm gương 1m, bạn đã ở cách diễn viên 2m. Điều này có nghĩa là bạn có thể sử dụng ống kính tiêu cự dài hơn để giải bài toán về khoảng cách lấy nét. Tấm gương càng tốt thì hình ảnh phản chiếu càng ít bị biến dạng. Tuy hình ảnh của bạn sẽ bị lật từ phải sang trái, bạn vẫn có thể xử lý vấn đề này trong phòng hậu kỳ.
(Nguồn: Nyfa)
Tham khảo: Lớp quay phim cơ bản của Trung tâm TPD và Khóa học làm phim cơ bản Basic Filmmaking tại Hà Nội