Một trường đoạn POV có thể bao gồm ít nhất 3 cú máy sau đây:
- Nhân vật chứng kiến một sự kiện hoặc sự vật.
- Trình bày những sự kiện hé lộ ra.
- Quay trở lại hành động chính của cảnh.
1. Cảm xúc của siêu anh hùng hoặc sinh vật ngoài hành tinh
Các cú máy POV giúp giải thích những khó khăn của một nhân vật khi phải giải quyết tình huống cụ thể nào đó. Những cú máy POV được nhìn qua con mắt của một sinh vật siêu nhân hoặc người ngoài hành tinh sẽ giúp khán giả hiểu cảm xúc của những nhân vật này.
Ví dụ: Cảnh biến hoá của Spider-man
Trong phim Spider-man, quá trình học hỏi để trở thành người nhện của Peter Parker được thể hiện qua điểm nhìn ngôi thứ ba và thứ nhất. Điểm nhìn ngôi thứ nhất cho khán giả biết cảm giác phấn khích như được sống trong một siêu nhân. Link:
https://youtu.be/kP8KWVsXK3k
Sinh vật ngoài hành tinh với công nghệ tối tân trong phim Predator: Cảnh POV thể hiện sinh vật ngoài hành tinh tìm thấy các nạn nhân thông qua mắt nhìn cảm ứng nhiệt. Các cú máy này thể hiện các hệ thống mắt nhìn có công nghệ tối tân của các sinh vật ngoài hành tinh.
Cú máy POV từ nhân vật Robot T-800, T-1000 trong Terminator 1, 2 cũng là cách thể hiện rất hay. Ngoài ra, không thể nhắc đến Hardcore Henry, bộ phim kéo dài 90 phút được làm toàn bộ bằng cú máy POV góc nhìn thứ nhất.
2. Nhân vật trong trạng thái tâm thần bị biến đổi
Các cú máy POV có thể được dùng để mô tả những nhân vật trong trạng thái tâm thần bị biến đổi. Các cú máy POV sẽ giúp thể hiện ảo giác, mê sảng, vv…
Ví dụ: Phim Trainspotting của Danny Boyle
Sự đắm chìm của Mark Renton do tác động của ma tuý được thể hiện thông qua con mắt nhân vật. Cao trào của việc Mark nghiện ma túy được gia tăng thông qua cảnh cơ thể anh ta khi được đưa đến bệnh viện.
Phim Diving Bell and the Butterfly: Đạo diễn thể hiện điểm nhìn ngôi thứ nhất của một người khuyết tật tên là Jean Dominique. Mặc dù tâm thần của nhân vật chính không bị làm sao nhưng người này không thể giao tiếp được với bác sĩ. Cú máy POV giúp chiếm được sự chú ý của khán giả và làm khán giả hiểu được sự bất lực của nhân vật. Link:
https://youtu.be/_IDJpB9de3E
3. Cảnh hành động
Một trong những cú máy POV đầu tiên của lịch sử điện ảnh là để sử dụng trong cảnh hành động. Cú máy điểm nhìn khiến người xem đắm chìm vào trong hành động và làm người xem cảm thấy được liên quan hơn đến cảnh phim hơn. Ví dụ: Trận chiến ném bóng tuyết trong phim Napoleon (1927) của đạo diễn Abel Gance. Link:
https://youtu.be/Mlox9bsPb6s
4. Giấu các sự vật khỏi khán giả
Cú máy POV có thể là công cụ hữu dụng khi bạn muốn giấu sự vật hoặc ai đó khỏi khán giả. Ví dụ: Trong phim Jaws, ban đầu đạo diễn Steven Speilberg định sử dụng một mô hình con cá mập nhưng sau đó nhận ra rằng sẽ bị lộ là giả khi quay quá gần. Cuối cùng ông đã quay một loạt cú máy POV dưới nước từ điểm nhìn của con cá mập. Nhờ con cá mập được giấu khỏi khán giả, phim tạo ra một trải nghiệm ly kì và ghê rợn. Link:
https://youtu.be/QdEzd2dnAxI
Tương tự như phim Jaws, phim kinh dị Halloween cũng quay từ điểm nhìn của một tên giết người hàng loạt đáng sợ.
5. Quay từ điểm nhìn của một sự vật vô tri vô giác hoặc một người
Quay từ điểm nhìn của một vật thể vô tri vô giác hoặc một người có thể gia tăng sự kỳ vọng của khán giả và làm cho họ tập trung theo dõi phim. Ngoài ra, phản ứng từ nhân vật của bạn sẽ thúc đẩy thêm sức nặng. Ví dụ: Các cú máy “cốp xe” (trunk shot) trong phim của Quentin Tarantino. Link:
https://youtu.be/97ZnS_aJsCU
(Nguồn: NFI)