Đấy là khi bạn sử dụng các “kết thúc bỏ lửng” (cliffhanger).
Các kết thúc bỏ lửng được sử dụng rất rộng rãi trong phim điện ảnh và phim truyền hình. Ví dụ:
- The Empire Strikes Back: Han Solo bị bỏ lại với đống thuốc nổ trong khi các anh hùng khác đã may mắn trốn thoát
- Gone Girl: Hoá ra là Amy Duke đã làm giả vụ bắt cóc và trả vờ có mang.
- Inception: Cảnh cuối cùng cắt sang màn hình đen khi vật tổ của Cobb đang xoay tròn.
- The Lord of the Rings: The Fellowship of the Ring: Gandafl bị rơi xuống hố sâu ở Khazad-dum, để lại Frodo và Sam đi đến Mordor.
Các yếu tố trong một kết thúc bỏ lửng gồm có:
- Sự hứa hẹn bị phá bỏ: Theo diễn biến câu chuyện, người xem tưởng rằng câu chuyện sẽ đi đến một kết quả cụ thể nào đó. Kết thúc bỏ lửng chủ động phá bỏ một sự hứa hẹn đã được thiết lập từ trước. Đó là một sự hứa hẹn từ trong ý tưởng ban đầu của câu chuyện (thủ phạm bị bắt hoặc hai người yêu nhau tìm thấy kết cục có hậu). Người xem không có được tất cả các câu trả lời họ muốn.
- Một sự hứa hẹn mới: Khi sự hứa hẹn bị phá bỏ, câu chuyện của bạn cần có một hướng đi mới, một nơi chốn mới. Bất kể là do mâu thuẫn chính hay yếu tố gì đó nhỏ hơn trong cốt truyện gây ra sự phá bỏ hứa hẹn. Sự phá bỏ hứa hẹn phải dẫn tới một hứa hẹn mới. Mặc dù không phải tất cả mọi hứa hẹn mới đều phải là cú ngoặt nhưng cần mang đến sự thay đổi về kết quả. Yêu cầu đặt ra là sự hứa hẹn mới (tương lai mới của câu chuyện) cần phải hấp dẫn bằng hoặc hơn sự hứa hẹn mà bạn đã phá bỏ.
- Cắt ngắn: Bạn buộc người xem rơi vào trạng thái sự thoả mãn bị gián đoạn. Bạn hứa hẹn điều gì đó tốt đẹp với người xem, ví dụ như sự hứa hẹn bị phá bỏ đó hoặc sự hứa hẹn mới, và rồi sau đó bạn phải cắt ngắn nó. Hãy bỏ qua sự hoá giải hoàn toàn của các mâu thuẫn, tận dụng cơ hội này để làm cho người xem, nghĩ và tự hỏi: “Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?!” Bạn càng làm cho khán giả gào thét vào màn hình vì những tiết lộ mà bạn cắt ngắn, kết thúc bỏ lửng của các bạn càng hay. Hãy tham khảo tập cuối của mỗi phần phim truyền hình dài tập.
Khi nào thì bạn nên sử dụng kết thúc bỏ lửng?
Không phải tất cả các cảnh trong phim đều cần một cái kết bỏ lửng. Bạn cũng không nên dùng cái kết bỏ lửng cho những phần cốt truyện/cốt truyện phụ không quá quan trọng. Ứng dụng phổ biến nhất là trong các phần kết. Đây là cách để bạn cắt ngắn lời giải của một câu chuyện (hoặc thậm chí là thêm vào lời giải này) với một cái kết mở chưa được tóm gọn lại.
Bạn còn có thể dùng kết thúc bỏ lửng trong các trường hợp khác. Trong phim truyền hình, kết thúc bỏ lửng thường được dùng để làm điểm kết cho mỗi hồi trong phim. Nhờ kết bỏ lửng, bạn sẽ kéo thêm được khán giả và thậm chí kéo dài câu chuyện. Một cái kết bỏ lửng hay là cái kết khiến cho người xem muốn xem tiếp. Nếu mỗi hồi kết với một sự hứa hẹn mới, người xem sẽ dễ dàng bị cuốn theo câu chuyện hơn.
(Nguồn: Thescriptlab)