TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TÀI NĂNG ĐIỆN ẢNH - Hội Điện ảnh Việt Nam
numo.vn thiết kế website số một việt nam

CẢNH VÀ TRƯỜNG ĐOẠN KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?

Đây là một kiến thức cơ bản nhất mà bạn cần biết khi viết kịch bản. Mặc dù tưởng chừng đơn giản, nhiều người đã đi làm vẫn không nắm rõ được trường đoạn (sequence) và cảnh (scene) khác nhau như thế nào.



Cảnh (scene):
Đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm một cảnh trong phim. Trong kịch bản, một cảnh là một hành động liên tục trong một nơi chốn và một thời gian. Mỗi khi có một sự thay đổi về địa điểm hoặc thời gian, chúng ta đã thay đổi sang một cảnh khác.

Khi viết một cảnh trong kịch bản, chúng ta luôn luôn thêm tiêu cảnh có bao gồm các thông tin về ở đâu và khi nào như ví dụ sau đây: PHÒNG KHÁCH. NỘI/NGÀY

Tham khảo: Trường đoạn (sequence).
Trường đoạn giống như một câu chuyện mini. Một trường đoạn có thể bao gồm một hoặc nhiều cảnh, với cùng mục đích hoặc cùng chủ đề hoặc cùng ý tưởng. Đôi khi, trường đoạn cũng có thể bao gồm các cảnh có sự thống nhất về thời gian hoặc thống nhất về địa điểm.

Chúng ta có thể hiểu hơn về trường đoạn trong ví dụ về các trường đoạn của phim “Back to the future”:
- Phát minh cỗ máy du hành thời gian
- Du hành thời gian về quá khứ
- Bố mẹ đoàn tụ
- Dạ hội (trường đoạn này cũng có thể coi là một phần của trường đoạn 3)
- Du hành quay trở lại tương lai

Trong nhiều trường hợp, chúng ta có thể chia một trường đoạn lớn thành các trường đoạn nhỏ hơn. Bạn chỉ cần nhớ rằng trường đoạn giống một truyện ngắn, một phim ngắn, cũng có mở, thân, kết. Trong đa số trường hợp, cấu trúc 3 hồi cũng có thể áp dụng cho trường đoạn.

(Nguồn: Scriptwritingtips)

Tham khảo:
0936157939 (HN) 0908310521 (TPHCM)