Đây là một văn bản ghi chép lại chi tiết về từng cú máy, bao gồm các yếu tố như ống kính máy quay (lens), kính lọc (filter), lần quay (take), độ mở khẩu độ F-stop hoặc chỉ số T-stop, tốc độ ISO, hoặc số file video.
Báo cáo quay phim hữu dụng vì nhiều lý do. Người dựng phim có thể sử dụng báo cáo này trong trường hợp cần tái tạo lại thông số của một cú máy cụ thể trên bàn dựng. Người quay phim và trợ lý cần báo cáo để tạo ra một cú máy nhưng theo góc máy ngược lại. Báo cáo cũng giúp bạn có thông tin tham khảo trong trường hợp phải quay lại (re-shoot).
Thông thường, trợ lý quay phim thứ hai (2nd AC) là người điền và cập nhật báo cáo. Sau đó, báo cáo cùng với nháp phim đã quay sẽ được gửi cho người dựng phim hoặc người chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng hình ảnh (Digital Imaging Technician/DIT). Trợ lý quay phim thứ hai cần in trước mẫu báo cáo để sử dụng trong ngày quay.
Bạn có thể tham khảo mẫu Nhật ký quay phim. Đây là một mẫu báo cáo đơn giản và hiệu quả được thiết kế bởi Josiah Morgan, một chuyên gia có kinh nghiệm về vận hành máy quay và trợ lý quay phim.