Plot hole là một khe hở không có lý do tại sao giữa một điểm trong cốt truyện và kết quả bị mâu thuẫn với một điểm khác cũng trong cốt truyện đó. Đây là lỗi của người viết kịch bản về logic, các quy luật trong thế giới của câu chuyện hoặc đặc điểm của nhân vật. Ví dụ: Nhân vật chính bị dị ứng với bơ lạc nhưng sau đó lại ăn bơ lạc tiếp mà không làm sao cả. Đây là lỗ hổng trong cốt truyện. Lỗ hổng cốt truyện thường có thể được lý giải bằng cách thêm câu thoại hoặc hành động. Ví dụ: Nhân vật chính được cho một loại thần dược có thể chữa bệnh dị ứng bơ lạc.
Có 3 loại lỗ hổng trong cốt truyện.
1. Lỗ hổng cốt truyện trong trần thuật (logic)
Không phải tất cả các lỗ hổng về logic trong câu chuyện đều có thể coi là plot hole. Ngoài ra, lỗ hổng trong cốt truyện có thể không phải là lỗi do người viết kịch bản.
Loại lỗ hổng cốt truyện phổ biến và đơn giản nhất là lỗ hổng cốt truyện trong “trần thuật”. Lỗ hổng cốt truyện trong trần thuật (logic) là trường hợp diễn biến câu chuyện xảy ra khác với kỳ vọng của khán giả. Xây dựng nhân vật, mâu thuẫn và bối cảnh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kỳ vọng của người xem về trần thuật trong phim.
Ví dụ: Phần cuối trong loạt phim truyền hình dài tập Game of Thrones.
Xây dựng nhân vật: Daenerys là một nhà chiến lược có tính toán cẩn thận. Cô ta sử dụng sự bền bỉ, kiên nhẫn và trí tuệ để có được quyền lực.
Mâu thuẫn: Daenerys chiến tranh với Euron Greyjoy. Cô luôn cẩn trọng về mối đe doạ từ đội quân Sắt của Euron.
Bối cảnh: Các con rồng của Daenerys đã bị đâm bằng phóng lao lúc trước đó. Một tiền lệ đã được thiết lập về sự nguy hiểm đe doạ các con rồng.
Khi Daenerys từ bỏ các chiến thuật của cô ta, bất chấp sức mạnh của đội quân của Euron, và bỏ qua mối nguy hiểm các con rồng đang gặp phải, chúng ta có thể thấy rằng các hành động của Daenerys không phù hợp với kỳ vọng của chúng ta. Về bản chất, đây không phải là một lỗ hổng cốt truyện nhưng là một cú nhảy thiếu logic từ điểm này sang điểm khác. Bạn sẽ tránh được điều này nếu tạo ra được điểm nối giữa hai điểm để tạo ra tính liên tục trong cốt truyện phim.
2. Lỗ hổng cốt truyện trong nhân vật
Loại lỗ hổng này thường khiến người xem bực mình và cho rằng “nhân vật đó sẽ không bao giờ hành động như thế”. Người viết kịch bản cần là người hiểu nhân vật rõ nhất. Các hành động có thể được lý giải bằng bối cảnh. Ví dụ: Nhân vật chính là người thường tỏ ra bình tĩnh nhưng đột nhiên bùng nổ cơn giận dữ. Khoảnh khắc này sẽ hơi bức bối với người xem nhưng nếu có những ám chỉ diễn ra từ trước đó trong cốt truyện sẽ khiến cho hành động của nhân vật trở nên hợp lý hơn. Các nhà biên kịch thường sử dụng phối hợp cả cốt truyện và xây dựng nhân vật để tránh bị mắc lỗi lỗ hổng cốt truyện trong nhân vật.
3. Lỗ hổng cốt truyện deus ex machina
Dues ex machina thường gây tranh cãi vì chúng rất giống lỗ hổng cốt truyện. Deus ex machina là khi một tình huống vô vọng được giải quyết đột ngột bằng một việc xảy ra bất ngờ. Nếu như phim KHÔNG CÓ lý giải làm thế nào một tình huống vô vọng lại được giải quyết bằng một việc diễn ra bất ngờ, chúng ta có thể coi đây là lỗ hổng cốt truyện.
Ví dụ: Cảnh đại bàng trong phim The Lord of the Rings: The Return of the King. Trong cảnh này, các con đại bàng xuất hiện đúng lúc khi tất cả hy vọng dường như đã mất đi. Câu hỏi đặt ra là cốt truyện đã thiết lập rằng các con đại bàng sẽ đến cứu chưa? Các fan của Tolkien đã nhận ra rằng khoảnh khắc các con đại bàng anh hùng xuất hiện đã được lý giải trong tiểu thuyết của Tolkien nhưng điềm báo lại không được thể hiện rõ ràng trong phim.
(Nguồn: Studiobinder)