TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TÀI NĂNG ĐIỆN ẢNH - Hội Điện ảnh Việt Nam
numo.vn thiết kế website số một việt nam

NHỊP TRONG PHIM – CÁC BẠN LÀM PHIM NÊN BIẾT!

Mỗi câu chuyện phải có nhịp điệu và tốc độ riêng, lúc nhanh, lúc chậm, hoặc lúc không đi theo quy luật nào cả. Là một đạo diễn, bạn phải biết nhịp câu chuyện (story beat) mà phim của bạn thiết lập.



Vậy nhịp câu chuyện thực ra là gì?
“Nhịp câu chuyện được sử dụng để tạo ra một nhịp độ tiến triển, đẩy câu chuyện tiến lên. Khán giả có thể cảm thấy những nhịp không đều hoặc thất thường. Nhịp không đều là những phần mờ nhạt nhất, đôi khi nhàm chán nhất trong phim. Nhịp thất thường có thể gây choáng người xem một cách không cần thiết. Mỗi thể loại phim đều có nhịp đặc trưng riêng. Phim hành động có nhiều nhịp hơn (thường là các sự kiện), phim chính kịch, tâm lý có ít nhịp hơn (thường là các quyết định hoặc sự khám phá của nhân vật chính). Giữa mỗi nhịp, một trường đoạn sẽ được diễn ra. Trường đoạn này thường là một chuỗi cảnh phim liên quan tới nhịp trước đó và dẫn tới nhịp kế tiếp”.

Một cách khác để định nghĩa nhịp là khi thông tin mới được tiết lộ để phát triển câu chuyện. Trong cách định nghĩa này, nhịp câu chuyện là “sự leo thang” diễn ra trong phim. “Sự leo thang” là sự gia tăng hoặc cao trào dâng nhanh chóng.

Trong nhịp có hai yếu tố đó là mâu thuẫnsự lặp lại. Nếu không có nhịp, câu chuyện của bạn chỉ là một chuỗi sự kiện nhàm chán, không có mục đích hoặc mâu thuẫn. Nhịp không nhất thiết phải là lời thoại mà có thể là những hành động trong một cảnh, nhằm phản ứng với một tình huống. Chúng là bất kỳ thứ gì kể cho bạn thêm về câu chuyện và thường là thứ gì đó bạn không biết trước.

Ví dụ: Trong bộ phim Road to Perdition, Michael Sullivan gặp phải một tình huống căng thẳng cực độ khi anh ta chuyển một bức thư cho Calvino. Do lo sợ cho tính mạng của mình khi biết tin Michael đến thăm anh ta, Calvino đã giấu một khẩu súng dưới tờ báo ở trên bàn làm việc. Sự leo thang diễn ra càng ngày càng cực độ thông qua những phản ứng của các nhân vật xuyên suốt cảnh này. 
  Nhịp là một yếu tố cực kì quan trọng trong nghiệp vụ đạo diễn. Tuy nhiên, nhịp cần được chú trọng xử lý ngay từ giai đoạn viết kịch bản. Nếu kịch bản tốt, quá trình sản xuất và dựng phim sẽ diễn ra đơn giản hơn rất nhiều. Khi là đạo diễn, bạn cần xác định từng nhịp trong mỗi cảnh vì bạn cần làm cho tất cả các thứ chuyển động đúng như ý muốn của bạn. Bạn cần đánh dấu tất cả các “sự leo thang” trong từng cảnh của kịch bản. Ngoài ra, bạn đánh dấu “sự leo thang” này có liên quan đến nhân vật nào vì mỗi nhân vật có liên quan đến những sự leo thang khác nhau. Từ đó, bạn sẽ biết khi nào có nhịp diễn ra, làm nối bật chúng như thế nào. Bạn sẽ có thể tập trung vào tầm quan trọng của các nhịp để cuốn hút khán giả. 

Nếu bạn hình dung bộ phim của bạn như một bản nhạc, bạn sẽ nhận ra rằng một số bài hát có ít nhịp hơn các bài hát khác, hoặc ngược lại. Mỗi bài hát có một tập hợp nhịp độc đáo để phù hợp nhất với bài hát đó. Những nhịp trong phim của bạn sẽ có sự thay đổi và dao động vì bạn đang tạo dựng ra một cấu trúc độc đáo của riêng bạn. 

Học làm phim là cách tốt để bạn có thể luyện tập để nắm vững tiết tấu và nhịp của phim. Bạn có thể tham khảo khoá học Làm phim cơ bản của trung tâm TPD để biết thêm thông tin. 
 
(Nguồn: Studentfilmmakers)
 
0936157939 (HN) 0908310521 (TPHCM)