TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TÀI NĂNG ĐIỆN ẢNH - HỘI ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM

3 LOẠI CHÂM BIẾM ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG ĐIỆN ẢNH

Nội dung chính

Với sự phát triển của internet, mạng xã hội, và meme, châm biếm đã trở thành một trong những phương tiện cho các tác giả và những người sáng tạo truyền tải bình luận xã hội chính trị của họ. Tuy nhiên, châm biếm là một thuật ngữ thường bị hiểu nhầm. Để không hiểu nhầm thuật ngữ này, chúng ta sẽ làm quen với định nghĩa châm biếm, 3 loại châm biếm đã được sử dụng trong điện ảnh, và cách chúng được sử dụng.

Châm biếm là một thể loại mà trong đó sự phóng đại, mỉa mai, hài hước hoặc chế nhạo được sử dụng để phê phán hoặc vạch trần những xấu xa trong bản chất và hành vi của con người. Mục đích của châm biếm là để giải trí khán giả và khiến họ nghĩ sâu hơn về một vấn đề.
Có 3 loại châm biếm khác nhau được sử dụng tuỳ theo cách bạn muốn sử dụng nó.

1. Horatian

Đây là loại châm biếm phổ biến nhất, thường sử dụng sự hài hước để chế nhạo một người hoặc một sự kiện. Mục đích của châm biếm Horatian là để tạo sự vui vẻ và khuyến khích cải thiện những gì bị châm biếm. Giễu nhại cũng thường được sử dụng trong loại châm biếm này (tuy nhiên giễu nhại cũng có thể là một thể loại độc lập với châm biếm). Vd: Phim Dr. Strangelove or: How I Learned to Stop Worrying and Love the Bomb của Stanley Kubrick đã dùng phong cách Horatian để mang đến một bình luận hài hước về chính trị trong thời kì Chiến tranh Lạnh.

2. Juvenalian

Đây là loại châm biếm đen tối và nghiêm túc hơn Horatian. Nó thường được sử dụng để thể hiện sự ức chế hoặc giận dữ về một tình trạng nào đó. Loại châm biếm này rất phổ biến ở thể loại hư cấu phản địa đàng, với mục đính vạch trần những xấu xa trong các hệ thống chính trị văn hoá. VD: Phim A Clockwork Orange của Stanley Kubrick.

3. Menippean

Menippean phê bình các hệ thống niềm tin chung chứ không phải một người hoặc một cá thể. Ví dụ: Show truyền hình South Park đã sử dụng cách tiếp cận này để chế nhạo những vấn đề xã hội nóng bỏng ở Mỹ.

Bài viết liên quan

11 LỖI RẬP KHUÔN BẠN CẦN TRÁNH KHI LÀM PHIM NGẮN

Lỗi rập khuôn (cliché) là lỗi mà các nhà làm phim thường dễ mắc phải khi bị bí ý tưởng. Nhận thức và hiểu được về các lỗi rập khuôn…

Xem ngay

8 CÁCH QUẢNG BÁ PHIM NGẮN CỦA BẠN

Làm phim ngắn là con đường để nhà làm phim có thể tích lũy kinh nghiệm thực tế, nâng cao kỹ năng, mở rộng mối quan hệ, từ đó có…

Xem ngay

3 CÁCH CHUYỂN ĐỔI GIỮA DIỄN XUẤT SÂN KHẤU VÀ PHIM

Từ giai đoạn thử vai cho đến sản phẩm cuối cùng, diễn xuất trên sân khấu và trên phim đặt ra những đòi hỏi khác nhau đối với người diễn…

Xem ngay

Leave the first comment