TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TÀI NĂNG ĐIỆN ẢNH - HỘI ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM

NHÂN VẬT THỨ CHÍNH LÀ GÌ VÀ CÁCH XÂY DỰNG TRONG KỊCH BẢN

Nội dung chính

Chắc hẳn bạn đã biết đến nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. Nhưng còn nhân vật chính thứ hai hay còn gọi là thứ chính là gì? Làm thế nào để nhân vật chính thứ hai của bạn có thể đóng vai trò thiết yếu trong câu chuyện?

Nhân vật thứ chính hay nhân vật chính thứ nhì (deuteragonist) là nhân vật quan trọng thứ hai trong câu chuyện, sau nhân vật chính. Nhân vật này còn được gọi là “nhân vật chính phụ”. Trong khi nhân vật chính diện (protagonist) cung cấp cho người xem điểm nhìn chính của câu chuyện thì nhân vật chính thứ nhì thường cung cấp một quan điểm khác, nhưng thường tương tự với nhân vật chính.

Nhân vật thứ chính thường là một nhân vật cản trở (foil) đối với nhân vật chính. Họ có những phẩm chất và quan điểm vừa giống vừa khác nhân vật chính, để giúp nhân vật chính trên hành trình của họ. Ví dụ: Sherlock Holmes thường được khắc hoạ là một người lạnh lùng còn bác sĩ Watson thì được khắc hoạ là người tốt bụng và cảm thông hơn. Nhân vật chính thứ nhì là một cách để thể hiện sự trưởng thành của nhân vật chính thông qua một câu chuyện nào đó.

Một số nhân vật chính thứ nhì nổi tiếng: Furiosa trong Mad Max: Fury Road, Ellis Redding trong The Shawshank Redemption, Elsa trong Frozen.

Nhân vật thứ chính thứ có thể đảm nhiệm một vai trò khác trong câu chuyện. Đôi khi, họ hỗ trợ và (thường thì) phản đối nhân vật chính. Trong nhiều trường hợp, họ đảm nhận cả hai vai trò này. Cuối cùng, nhân vật thứ chính cần giúp nhân vật chính hoàn thành quá trình phát triển. Nhân vật chính có thể chấp nhân một số đặc điểm của nhân vật chính thứ nhì, ví dụ như một phản-anh hùng học được bài học và trở nên biết cảm thông với người khác hơn. Hoặc nhân vật chính thứ nhì có thể cho nhân vật anh hùng biết một con đường khác để đạt được mục đích.

Ví dụ: Nhân vật Harvey Dent trong phim The Dark Knight.

Mục đích của Batman trong phim là chiến thắng Joker và làm cho Gotham trở nên an toàn hơn. Batman đạt được mục đích này thông qua các cách bất hợp pháp, với tư cách là một người giữ trật tự tại Gotham. Ngược lại, Harvey Dent đại diện cho một cách chính thống để diệt trừ tội ác tại Gotham. Batman hiểu rằng suy cho cùng thì Harvey cần dẫn đường cho tương lai của Gotham. Việc này dẫn đến kết phim. Harvey Dent trở thành Hai-Mặt. Do Batman thấy Harvey Dent từng tốt như thế nào, quyết định nhận lỗi để thành phố có thể đưa ra luật pháp chống lại tội ác một cách toàn diện.

Nhân vật chính thứ nhì có thể không xuất hiện nhiều trong phim nhưng hành trình của họ cần ảnh hưởng tới hành trình của nhân vật chính diện và đóng vai trò quan trọng trong kết phim.

Để phát triển nhân vật thứ chính trong kịch bản, bạn cần:
Đi theo diễn biến chính của câu chuyện: Nhân vật chính thứ nhì cần bổ trợ hành trình của người anh hùng, có thể là đem lại điều gì đó giá trị cho trận chiến cuối cùng hoặc cung cấp một điểm nhìn mà nhân vật chính thường không nhìn thấy. Ví dụ: Hermione Granger trong Harry Potter là một nhân vật thứ chính có trí thông minh mà cả Harry và Ron đều không có. Hermione giúp Harry đạt được các mục đích của mình nhưng không bao giờ lấn át mạch truyện của Harry.

Đừng bị xao nhãng: Bạn không muốn câu chuyện của nhân vật thứ chính lấn át câu chuyện của nhân vật chính diện. Nếu bạn thấy câu chuyện B thú vị hơn câu chuyện A trong phim của bạn, bạn cần tự hỏi bản thân câu chuyện nào cần được kể hơn. Mọi nhân vật đều có vai trò trong câu chuyện. Nhân vật thứ chính cần mang đến điều gì đó mà nhân vật chính diện có thể học hỏi được.

Tham khảo:

#1: Người cộng sự 

Đây là dạng nhân vật thứ chính phổ biến nhất. Người cộng sự là bạn thân nhất hoặc trợ lý của nhân vật chính. Họ đưa ra quan điểm, đóng vai trò như một chiến binh nhẹ nhàng, hoặc đưa ra sự giải toả hài hước.

Một trong những nhân vật cộng sự nổi tiếng nhất là Samwise Gamgee trong phim và tiểu thuyết the Lord of the Rings. Xuyên suốt hành trình, Frodo dần dần trở nên lạc lối bởi One Ring và càng trở nên tồi tệ khi Gollum tham gia hành trình cùng như một nhân vật chính thứ ba. Nhưng Samewise vẫn giữ vững bản lĩnh lạc quan và kiên trì. Samwise là người bạn cảm thông và giúp đỡ Frodo. 

Nhân vật cộng sự có thể đóng góp thêm một tiếng nói lý trí, giống như nhân vật Watson trong Sherlock Holmes hoặc Jiminy Cricket trong Pinocchio. Họ có thể cung cấp mảnh ghép còn thiếu của câu đố mà nhân vật chính cần phải có để hoàn thiện. 

Khi xây dựng nhân vật cộng sự, hãy lưu ý mối quan hệ của các nhân vật. Nếu nhân vật chính diện và nhân vật chính thứ nhì là bạn thân, họ cần phải đủ giống nhau để trở thành bạn nhưng lại đủ khác nhau để một hoặc cả hai nhân vật có thể phát triển. Nếu nhân vật cộng sự quá khác với nhân vật chính diện, hãy cân nhắc các tình huống đưa hai nhân vật này lại với nhau. 

#2: Đối tượng tình cảm lãng mạn

Đôi khi, hai nhân vật chính trong phim là hai người yêu nhau. Rose là nhân vật chính diện trong phim Titanic. Nhưng thông qua mối quan hệ tình cảm với Jack, nhân vật chính thứ nhì, cô học được mình thực sự muốn gì từ cuộc đời, khác với những gì xã hội thượng lưu kỳ vọng ở cô. Trong ví dụ này, đối tượng tình cảm lãng mạn (love interest) giúp nhân vật chính diện đạt được mục đích. 

Nhân vật chính thứ nhì này cũng xuất hiện trong La La Land. Sebastian là nhân vật chính diện. Phim đi theo hành trình Sebastian trở thành nghệ sỹ chơi nhạc Jazz. Hành trình này sẽ không thể trở thành hiện thực nếu như không có Mia, người Sebastian yêu. Mia cũng có hành trình nhân vật riêng, vật lộn với sự nghiệp và cuộc sống để trở thành diễn viên điện ảnh nổi tiếng. Thông qua mối quan hệ của họ, cả hai đều đạt được ước mơ. Ước mơ của họ sẽ không thành hiện thực nếu như họ không giúp đỡ nhau. Tuy đến kết phim, hai nhân vật không trở thành một đôi.

Các đối tượng tình cảm lãng mạn có nhiều hình thái. Họ có thể là cặp đôi tình nhân có định mệnh ngang trái hoặc có một mối quan hệ yêu/ghét mà sẽ trở thành tình yêu đích thực. 

Khi xây dựng nhân vật đối tượng tình cảm lãng mạn là nhân vật chính thứ hai, bạn phải đảm bảo cả hai đều có sự chủ động/tự chủ. Họ không nên chỉ là nhân vật có ngoại hình hấp dẫn mà cũng cần phải có các mục đích riêng. Khán giả cần hiểu được tại sao nhân vật chính muốn ở bên nhân vật này. 

#3: Kẻ phản diện

Một nhân vật có thể đóng vai trò kép trong kịch bản, vừa là nhân vật chính thứ nhì vừa là nhân vật phản diện. Trong một số kịch bản, bạn có thể thấy nhân vật phản diện nhận được sự chú ý thứ nhì, chỉ sau nhân vật anh hùng. Ví dụ: Trong phim The Social Network, Mark Zuckerberg là nhân vật chính diện còn người bạn cũ Eduardo Saverin là nhân vật thứ chính. 

Eduardo cũng có mạch diễn biến phát triển đầy đủ. Xuyên suốt bộ phim, khán giả thấy anh ta từ một người đồng minh đáng tin tưởng rồi trở thành kẻ thù cay nghiệt của Zuckerberg. Eduardo có chức năng quan trọng trong câu chuyện, đại diện cho cách Zuckerberg từ bỏ một phần nhân tính của mình vì danh vọng. Zuckerberg đã phản bội người bạn thân Eduardo này. Ngoài nhân vật Eduardo, một ví dụ nổi tiếng khác là nhân vật Hannibal Lecter. 

Không phải mọi nhân vật phản diện đều là nhân vật chính thứ nhì. Tuy nhiên, bạn có thể tạo ra các nhân vật phản diện đáng tin hơn nếu phát triển chi tiết câu chuyện sườn (backstory) của họ. Khi nhân vật phản diện có mối liên kết rất gần gũi với nhân vật anh hùng, các nhân vật sẽ trở nên thú vị hơn.  

Bạn không cần phải giới hạn bản thân, chỉ sáng tạo một nhân vật chính thứ chính (và ngay cả một nhân vật phản diện, một nhân vật chính diện). Vị trí thứ nhì này có thể dành cho nhiều nhân vật. Ví dụ: Trong phim Pirates of the Caribbean: The Curse of the Black Pearl, Will Turner là nhân vật chính diện. Elizabeth Swann là nhân vật chính thứ nhì và là đối tượng tình cảm lãng mạn. Trong khi đó, Thuyền trưởng Jack Sparrow là nhân vật chính thứ nhì dạng nhân vật người cộng sự của Will. 

(Nguồn StudioBinder)

Tham khảo:

Bài viết liên quan

11 LỖI RẬP KHUÔN BẠN CẦN TRÁNH KHI LÀM PHIM NGẮN

Lỗi rập khuôn (cliché) là lỗi mà các nhà làm phim thường dễ mắc phải khi bị bí ý tưởng. Nhận thức và hiểu được về các lỗi rập khuôn…

Xem ngay

8 CÁCH QUẢNG BÁ PHIM NGẮN CỦA BẠN

Làm phim ngắn là con đường để nhà làm phim có thể tích lũy kinh nghiệm thực tế, nâng cao kỹ năng, mở rộng mối quan hệ, từ đó có…

Xem ngay

3 CÁCH CHUYỂN ĐỔI GIỮA DIỄN XUẤT SÂN KHẤU VÀ PHIM

Từ giai đoạn thử vai cho đến sản phẩm cuối cùng, diễn xuất trên sân khấu và trên phim đặt ra những đòi hỏi khác nhau đối với người diễn…

Xem ngay

Leave the first comment