TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TÀI NĂNG ĐIỆN ẢNH - HỘI ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM

3 CÁCH CHUYỂN ĐỔI GIỮA DIỄN XUẤT SÂN KHẤU VÀ PHIM

Nội dung chính

Từ giai đoạn thử vai cho đến sản phẩm cuối cùng, diễn xuất trên sân khấu và trên phim đặt ra những đòi hỏi khác nhau đối với người diễn viên.

Khoảng cách đóng vai trò quan trọng

Nếu bạn đã từng diễn xuất trên sân khấu, chắc hẳn bạn biết mình sẽ phải diễn cho cả những khán giả ngồi ở phía cuối nhà hát. Trong chuyển động và sử dụng giọng nói, sẽ không có nhiều chỗ để thể hiện sự tinh tế. Các biểu hiện chi tiết trên khuôn mặt và giọng nói nhỏ sẽ không vượt quá được một vài hàng ghế đầu.

Ngược lại, khi bạn đang diễn xuất trước ống kính, bạn phải làm chủ cơ thể hết mức có thể. Do điểm nhìn cận, các diễn viên trên phim phải sử dụng các biểu đạt và cử chỉ tinh tế, vừa được kiểm soát mà vẫn tự nhiên. Kiểu diễn xuất cường điệu và phóng đại như trên sân khấu sẽ làm cho diễn viên trông thô vụng trên màn ảnh.

Gần như mọi cảm xúc được truyền tải trên màn ảnh đều được thực hiện thông qua các biểu đạt trên mặt, đôi mắt và cơ thể. Nếu như bạn chỉ nghĩ về tóc, trang phục của bạn thay vì nghĩ về tình huống của nhân vật khán giả sẽ mất kết nối với bạn ngay.

Chuẩn bị và trình diễn

Khi diễn kịch, bạn cần dành rất nhiều thời gian cho tập dượt. Một khi rèm đã kéo lên, bạn sẽ không còn cơ hội để làm lại.

Thường thì trong phim, bạn sẽ có ít thời gian được tập dượt hơn trước khi bắt đầu bấm máy. Việc kịch bản có thể thay đổi ngay sát ngày quay, thậm chí ngay trên bối cảnh. Với phim thì bạn cần linh hoạt hơn.

Dù diễn xuất trên sân khấu cũng như khi quay phim, bạn phải học thuộc lời thoại để không làm tốn thời gian của mọi người.

Tuy nhiên, trên sân khấu, vở kịch diễn ra theo tuyến tính thời gian, thường cần lôi cuốn cảm xúc cho đến cuối cùng. Trong phim, các cảnh được quay theo các trường đoạn, không theo thời gian thực. Điều này có nghĩa là diễn xuất trước ống kính cần đáp ứng các thách thức khác vì yêu cầu diễn viên phải di chuyển nhanh chóng giữa các tần số cảm xúc khác nhau với ít thời gian chuẩn bị.

Sự quen thuộc và sự độc đáo

Khi mọi người đi xem kịch, họ thường đã quen thuộc với các nhân vật và cốt truyện. Họ đến xem kịch để xem một diễn viên thổi hồn vào Juliet hoặc Willy Loman. Vì nhiều nhân vật trên sân khấu đã được diễn đi diễn lại, khán giả và nhà phê bình sẽ so sánh bạn với các phiên bản trước của cùng một show.

Khi tuyển diễn viên cho phim, kịch bản thường là kịch bản hoàn toàn mới với mọi người. Đặc biệt là trong truyền hình, một phần của phim sẽ phát triển và thay đổi theo diễn viên, thậm chí là của ý kiến của phản ứng khán giả. Điều này có nghĩa là khi ứng tuyển, bạn cần thể hiện tự nhiên và chân thực hết mức có thể.

(Nguồn: Nyfa)

Bài viết liên quan

11 LỖI RẬP KHUÔN BẠN CẦN TRÁNH KHI LÀM PHIM NGẮN

Lỗi rập khuôn (cliché) là lỗi mà các nhà làm phim thường dễ mắc phải khi bị bí ý tưởng. Nhận thức và hiểu được về các lỗi rập khuôn…

Xem ngay

8 CÁCH QUẢNG BÁ PHIM NGẮN CỦA BẠN

Làm phim ngắn là con đường để nhà làm phim có thể tích lũy kinh nghiệm thực tế, nâng cao kỹ năng, mở rộng mối quan hệ, từ đó có…

Xem ngay

Làm sao để tạo ra sự căng thẳng, kịch tính và hồi hộp cho phim tài liệu?

Câu hỏi của nhà làm phim : Em đang làm một bộ phim tài liệu về một trường học ở Ấn Độ nơi họ giúp đỡ những đứa trẻ có hoàn…

Xem ngay

Leave the first comment