TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TÀI NĂNG ĐIỆN ẢNH - HỘI ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM

8 CÁCH QUẢNG BÁ PHIM NGẮN CỦA BẠN

Nội dung chính

Làm phim ngắn là con đường để nhà làm phim có thể tích lũy kinh nghiệm thực tế, nâng cao kỹ năng, mở rộng mối quan hệ, từ đó có thể đi xa hơn, tìm được nhiều cơ hội nghề nghiệp và là tấm danh thiếp để thực hiện phim dài.

Nếu làm một phim thật nghiêm túc, dùng bộ phim đó để làm bàn đạp phát triển, bạn cần quảng bá phim của mình tới khán giả, nhà sản xuất, liên hoan phim, phòng Lab, workshop. Bạn có thể tự làm, thuê freelancer hoặc agency, để giúp bạn quảng bá phim, nhưng phương án này sẽ rất tốn kém. Sau đây là một số cách bạn có thể tham khảo để quảng bá phim ngắn của mình.

1. Website

Cho dù là phim ngắn thì bạn vẫn nên xây dựng 1 website riêng hoặc chung với. Bên cạnh việc đây là một công cụ quảng bá hữu hiệu, website còn có thể là nơi mọi người có thể nhận cập nhật mới nhất về phim của bạn, nơi có thể chạy chiến dịch gây quỹ tài trợ. Bạn hoàn toàn có thể tự tạo website hoặc nhờ một người giúp bạn với giá phải chăng hơn là thuê 1 công ty thiết kế đắt đỏ. 

2. Nhật ký (journal)

Nhật ký hành trình là một công cụ quảng bá, thậm chí là một sự đầu tư hiệu quả nếu bạn có thể quản lý được. Cập nhật nhật ký trên website và mạng xã hội để mọi người có thể theo dõi về tiến trình của dự án, đặc biệt là những phim gọi vốn cộng đồng hay được tài trợ. Điều đó cũng giúp bạn tạo dựng lòng tin với các bên tài trợ và các cá nhân giúp đỡ. 

3. Địa chỉ email & thông tin báo chí 

Nếu bạn đã tạo website cho phim ngắn của bạn, hãy thu thập địa chỉ emai của người xem. Bạn có thể thu thập địa chỉ email bằng cách tạo form điền thông tin trên trang web, hoặc RSS feed. Việc này sẽ còn hữu hiệu cho các chương trình quảng bá phim ngắn hay giới thiệu các dự án mới của bạn trong tương lai.  

Một công cụ khác để thu hút khán giả là thông tin tới báo chí. Sẽ là chưa cần thiết khi bạn mới bắt đầu làm phim. Tuy nhiên nếu may mắn, bộ phim của bạn đoạt giải cao ở một LHP danh tiếng nào đó thì thông tin gửi tới báo chí sẽ là cách làm hiệu quả để quảng bá. Chính vì vậy bạn nên thu thập đủ thông tin phim (Poster, ảnh Still của phim, nội dung, thành phần đoàn, giải thưởng, trailer…), sẵn sàng gửi cho nhà báo khi phim của mình đạt thành công nhất định. 

4. Mạng xã hội

Tạo Facebook page và liên tục cập nhật những thông tin thú vị về phim của bạn, ví dụ cột mốc, đếm ngược, thông tin bên lề, nhật ký vv… Có thể tổ chức các mini game, các content tăng tương tác để gắn kết người dùng, người ủng hộ, bạn bè, người thân trên Page. Nếu có nguồn lực, bạn nên tìm hẳn một người phụ trách Page, Website. 

5. Trang phim / Nền tảng trực tuyến 

Bạn có thể gửi phim của bạn cho các trang chiếu phim trực tuyến, blog/website về phim. Nhờ đó, bộ phim của bạn sẽ được biết đến và nhận được sự chú ý. Việc trang phim này sẽ chiếu phim của bạn trong kho lưu trữ của họ hoặc chiếu trong một khoảng thời gian có hạn đều sẽ có lợi cho phim của bạn. Bạn nên tìm cách để bộ phim được xem và review nhiều hết mức có thể. Tất nhiên với điều kiện bạn tự tin với chất lượng phim của mình.  

6. Teaser

Đây là một trailer cực ngắn để hé lộ cho khán giả biết về phim của bạn. Khán giả sẽ bị khơi gợi trí tò mò và muốn biết điều gì sẽ xảy ra trong phim. 

7. Trailer

Sau khi đi lôi kéo khán giả bằng teaser trailer, hãy lôi kéo khán giả một lần nữa bằng một trailer ấn tượng. Trailer là cách để cho khán giả biết thêm về phim. Bạn không được để lộ cốt truyện hoặc tiết lộ quá nhiều trong trailer. Ngoài ra, hãy đăng địa chỉ website của phim ở cuối trailer để lôi kéo người xem tìm hiểu thêm thông tin. 

8. Liên hoan phim

Có rất nhiều liên hoan phim, chương trình điện ảnh, cuộc thi diễn ra trong nước cũng như trên khắp thế giới. Hãy tìm một liên hoan phim mà bạn có thể tham dự. Sau khi đã đăng ký tại liên hoan phim, bạn cần tìm hiểu về nhà phê bình, blogger, giám tuyển, hoặc nhân vật truyền thông nổi bật nào sẽ giới thiệu phim trong sự kiện. Hãy tìm cách liên lạc với nhân vật này để gửi thông tin, một bản copy của phim, hoặc giới thiệu website của phim để họ có thể biết thêm về bộ phim. Networking trong ngành điện ảnh là tối quan trọng. 

Bài viết liên quan

11 LỖI RẬP KHUÔN BẠN CẦN TRÁNH KHI LÀM PHIM NGẮN

Lỗi rập khuôn (cliché) là lỗi mà các nhà làm phim thường dễ mắc phải khi bị bí ý tưởng. Nhận thức và hiểu được về các lỗi rập khuôn…

Xem ngay

3 CÁCH CHUYỂN ĐỔI GIỮA DIỄN XUẤT SÂN KHẤU VÀ PHIM

Từ giai đoạn thử vai cho đến sản phẩm cuối cùng, diễn xuất trên sân khấu và trên phim đặt ra những đòi hỏi khác nhau đối với người diễn…

Xem ngay

Làm sao để tạo ra sự căng thẳng, kịch tính và hồi hộp cho phim tài liệu?

Câu hỏi của nhà làm phim : Em đang làm một bộ phim tài liệu về một trường học ở Ấn Độ nơi họ giúp đỡ những đứa trẻ có hoàn…

Xem ngay

Leave the first comment