TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TÀI NĂNG ĐIỆN ẢNH - HỘI ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM

56 CÁCH ĐỂ NGHĨ RA CÁC Ý TƯỞNG LÀM PHIM (Phần 2)

Nội dung chính

“Lấy một nhân vật trong phim ảnh mà bạn thích và thay đổi hoàn cảnh của họ.”


16. Lắng nghe những cuộc trò chuyện xung quanh mình: 

Lắng nghe những cuộc nói chuyện quanh mình có thể giúp bạn nắm được những mẩu đối thoại mà bạn cảm thấy yêu thích. Từ đó có thể phát triển được các nhân vật và ý tưởng cho phim ngắn.

17. Sử dụng những sự kiện diễn ra trên thế giới (bằng cách đọc báo): 

Rất nhiều sự kiện quan trọng đang diễn ra mỗi ngày trên trái đất. Hãy chọn những sự kiện mà bạn thấy nóng hổi hoặc thú vị nhất. Nguồn tư liệu có thể là sách lịch sử, báo chí hoặc trên mạng internet. Bạn có thể lấy những sự kiện đã diễn ra (như chiến tranh thế giới) và hư cấu chúng lên. Ví dụ, tin tức nóng hổi hiện nay là về virus Corona và chúng đã ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người ra sao. Nhiều phim tài liệu / phim truyện đã được làm về nó như phim Coronavirus: Explain đang chiếu trên Netflix.

18. Sử dụng những tin tức đang là xu hướng: 

Hãy xem những tin tức nào đang nổi bật, chọn một câu chuyện thú vị tạo cảm hứng cho việc viết kịch bản. Bạn cũng có thể tìm kiếm nguồn cảm hứng trên mạng xã hội. Trong thế giới hiện nay, nơi mà mọi thứ đều được đăng lên mạng xã hội, tìm kiếm thông tin trên đó cũng là một ý tưởng tốt.

19. Nguồn gốc của những ngày lễ: 

Nghiên cứ về những ngày lễ như Lễ giáng sinh hoặc Giỗ tổ Hùng Vương để tìm hiểu về lý do vì sao chúng ta lại ăn mừng trong những dịp đó. Hãy nghĩ về một câu chuyện và một nhân vật thú vị có thể xảy ra trong khoảng thời gian này.

20. Hãy viết một cách phóng túng để tìm ra những ý tưởng mới: 

Nhiều khi, việc bạn viết ra một “dòng chảy của suy nghĩ” có thể mang lại những kết quả không ngờ. Đây là cách nắm bắt được ý tưởng mà bạn không biết mình đang sở hữu. Nhà văn Julia Cameron khuyên mọi người nên viết kín 3 trang giấy vào mỗi buổi sáng để tạo thành thói quen viết lách. Điều quan trọng là bạn phải làm đều đặn, bạn càng viết nhiều, các ý tưởng sẽ càng trở nên hay hơn.

21. Cân nhắc việc phát triển ý tưởng quả bạn một cách thái quá lên: 

Lấy một nhân vật nhàm chán và đặt họ vào một tình huống phức tạp nhất có thể. Ví dụ, trong phim Mrs, Doubtfire (1993), nhân vật (nam) Daniel đã phải hoá trang thành một bà bảo mẫu để dành thời gian bên các con của anh.

22. Nghiên cứu những địa điểm bị bỏ hoang: 

Ý tưởng này sẽ hiệu quả nếu bạn muốn viết một câu chuyện thuộc thể loại Kinh dị / Ly kỳ. Bạn hãy tìm kiếm trên thế giới những nơi bị bỏ hoang nhiều năm hoặc tìm kiếm những nơi gần chỗ mình ở rồi xây dựng một câu chuyện chứa yếu tố siêu nhiên trong đó. Bộ phim mà bạn có thể lấy cảm hứng là Ghost Ship (2002).

23. Cân nhắc việc sử dụng một bối cảnh duy nhất: 

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu các nhân vật của bạn bị mắc kẹt ở một nơi nào đó? Những phim làm theo cách này sẽ có kinh phí thấp nhưng vẫn dễ tiếp cận người xem. Một số ví dụ về các tác phẩm này là : Series phim Saw, Reservoir Dogs (1992), The Breakfast Club (1985), Buried (2010)…

24. Viết một câu chuyện dựa trên trải nghiệm của bản thân: 

Hãy nghĩ về những sự kiện đã xảy ra trong cuộc đời của bạn, nó có thể là một ai đó được sinh ra, một ai đó chết đi, một đám cưới hoặc kể cả một kì nghỉ của bạn mà có thể phát triển thành ý tưởng phim. Bạn cũng có thể viết kịch bản về một sự kiện làm lay chuyển cuộc sống của bạn. Bộ phim Eat, Pray, Love (2010) với sự tham gia của Julia Roberts là một ví dụ điển hình.

25. Xác định rõ bối cảnh mà bạn có thể quay phim: 

Như bao nhà làm phim khác, dự án của bạn sẽ bị hạn chế bởi bối cảnh, diễn viên, và đạo cụ mà bạn có thể sử dụng. Hãy cân nhắc việc viết một kịch bản phù hợp với điều kiện của bản thân như ngân sách mà bạn có thể sử dụng. Ví dụ, kịch bản của Your Sister’s Sister (2011) được viết ra vì nhà làm phim có một căn nhà và thời gian rảnh.

26. Bắt đầu bằng những đạo cụ: 

Khi bạn liệt kê danh sách những đạo cụ, cảnh hành động và các nhân vật trong phim, bạn sẽ khiến cho kịch bản phim trở nên dễ đoán hơn. Thông thường thì đây là bước cuối cùng mà bạn thực hiện khi viết một kịch bản phim ngắn, nhưng khi bạn đang cần động não, nó có thể giúp bạn nghĩ ra những ý tưởng mới.

27. Đặt bản thân bạn vào tình huống mà bạn không phải đối mặt hàng ngày: 

Một cách khác để sáng tạo ý tưởng là đặt bản thân vào một tình huống mà bạn ít lường tới nhất để thử xem mình sẽ phản ứng với nó như thế nào. Thử tưởng tượng bạn là một cô/cậu nhóc 10 tuổi bỗng dưng có sức mạnh siêu nhiên. Bạn sẽ dùng sức mạnh đó để cứu thế giới như thế nào?

28. Đặt bố mẹ của bạn vào một tình huống ít ngờ tới: 

Một cách nữa để sáng tạo ý tưởng là đặt những người thân quen của bạn vào những hoàn cảnh mà họ chưa từng phải đối mặt. Điều gì sẽ xảy ra nếu bố mẹ của bạn đột nhiên phát hiện rằng họ có phép thuật và phải đi học ở trường phù thuỷ để rèn luyện kĩ năng của mình?

29. Xây dựng câu chuyện xung quanh một nhân vật trong phim hoặc một siêu anh hùng: 

Lấy một nhân vật trong phim ảnh mà bạn thích và thay đổi hoàn cảnh của họ. Ví dụ, Người Nhện sẽ ra sau nếu anh ta không thể nhả tơ? Anh ta sẽ làm gì? Anh ta có thể sở hữu một siêu năng lực khác không?

30. Tạo ra một “Bảng Tâm trạng” (Mood board): 

“Bảng Tâm trạng” là tập hợp của những tài liệu tham khảo trực quan của một dự án để thể hiện “hình ảnh và cảm xúc”. Nó có thể giúp bạn nghĩ ra những ý tưởng liên quan đến cảm xúc mà bạn muốn thể hiện trong phim.

(còn tiếp)

Bài viết liên quan

11 LỖI RẬP KHUÔN BẠN CẦN TRÁNH KHI LÀM PHIM NGẮN

Lỗi rập khuôn (cliché) là lỗi mà các nhà làm phim thường dễ mắc phải khi bị bí ý tưởng. Nhận thức và hiểu được về các lỗi rập khuôn…

Xem ngay

8 CÁCH QUẢNG BÁ PHIM NGẮN CỦA BẠN

Làm phim ngắn là con đường để nhà làm phim có thể tích lũy kinh nghiệm thực tế, nâng cao kỹ năng, mở rộng mối quan hệ, từ đó có…

Xem ngay

3 CÁCH CHUYỂN ĐỔI GIỮA DIỄN XUẤT SÂN KHẤU VÀ PHIM

Từ giai đoạn thử vai cho đến sản phẩm cuối cùng, diễn xuất trên sân khấu và trên phim đặt ra những đòi hỏi khác nhau đối với người diễn…

Xem ngay

Leave the first comment