“Những bộ phim xuất sắc nhất tận dụng được tất cả những gì mà điện ảnh mang lại như việc thiết kế tiếng động, ngôn ngữ điện ảnh, kĩ thuật dựng và và cách kể chuyện sáng tạo.”
1. Quyết định thể loại (genre) của phim:
Thể loại phim sẽ giúp bạn khơi gợi các ý tưởng và kịch bản cho phim. Các thể loại phim được phân chia rất rõ ràng, tuy nhiên bạn có thể kết hợp chúng với nhau như Hài – Lãng mạn, Khoa học- Viễn tưởng, Kinh dị – Ly kỳ … Ví dụ, nếu bạn muốn làm một bộ phim Hài – Lãng mạn, bạn sẽ cần có một cặp nam nữ chính mà họ không có cảm tình với nhau từ đầu phim (có thể họ có những ý tưởng khác nhau về cuộc sống).
2. Viết chúng ra:
Một ý tưởng có thể ập đến bất cứ lúc nào – khi bạn đang đi chơi với bạn bè, khi bạn đang đi dạo trong công viên, đang tắm hay đang làm việc; điều cần thiết là bạn phải viết chúng ra. Bạn nên mang theo người một quyển sổ hay một mẩu giấy và bút viết.
3. Viết nhật ký:
Việc viết nhật ký có thể tăng cường khả năng viết lách của bạn. Viết lại những việc kì lạ xảy ra trong ngày có thể là xuất phát điểm cho một ý tưởng hoàn toàn mới. Dùng điều này như là nền móng cho kịch bản của bạn và tiếp tục xây dựng nó.
4. Hãy đi dạo:
Việc đi dạo sẽ giúp bạn quan sát thế giới quanh mình, nghe được những người khác nói chuyện, hít thở không khí trong lành và nghĩ về những thứ khác ngoài việc viết lách. Điều này lái suy nghĩ bạn khỏi việc viết kịch bản để cho các phần khác trong não bộ hoạt động.
5. Nghiên cứu, nghiên cứu, nghiên cứu!
Hãy nghiên cứu về chủ đề mà bạn cảm thấy hứng thú. Bạn có thể lên danh sách những ý tưởng và nghiên cứu về chúng. Tìm ra được ý tưởng kích thích suy nghĩ của bạn và tạo ra những ý tưởng xoay quanh nó.
6. Viết trước kết thúc của phim:
Việc viết kết thúc của phim trước giúp kịch bản trở nên rõ ràng hơn và bạn sẽ dành sự tập trung vào viết ra các cảnh và trường đoạn dẫn đến kết thúc đó.
7. Đề cập đến các vấn nạn xã hội như bình đẳng giới hay phân biệt chủng tộc:
Một cách tuyệt vời để ý tưởng phim của bạn có thể thành công là làm phim về một nhân vật nữ chính mạnh mẽ…
8. Xem những bộ phim khác:
Việc xem phim cũng là cách hay để kích thích trí tưởng tượng của mình. Bạn có thể thấy được ý tưởng tạo cảm hứng cho bạn viết lại câu chuyện của mình, hoặc kết hợp ý tưởng từ bộ phim bạn xem vào của tác phẩm của mình.
9. Lấy cảm hứng từ các phương tiện truyền thông và giải trí khác:
Cảm hứng có thể đến với bạn từ những phương tiện truyền thông và giải trí khác như tiểu thuyết, kịch, phim hoạt hình, một bức tranh hay một bức tượng mà bạn thích, âm nhạc mà bạn hay nghe hay một sự kiện thể thao mà bạn đã tham gia.
10. Tận dụng tất cả các lợi ích mà điện ảnh có thể mang lại:
Những bộ phim xuất sắc nhất tận dụng được tất cả những gì mà điện ảnh mang lại như việc thiết kế tiếng động, ngôn ngữ điện ảnh, kĩ thuật dựng và và cách kể chuyện sáng tạo.
11. “Sẽ ra sao nếu như…”? (What if):
Hãy viết những gì nảy ra trong đầu bạn và thêm chữ “Sẽ ra sao nếu như” đằng trước chúng. Rất nhiều ý tưởng sẽ được hình thành. Sẽ ra sao nếu như người ngoài hành tinh xâm chiếm Trái đất? Sẽ ra sao nếu như con người mất đi khả năng sinh sản? Hãy dùng những sự kiện không thể đoán trước được một cách mỉa mai để khiến người xem nhớ đến bộ phim của bạn.
12. Lựa chọn một người nổi tiếng:
Phim tiểu sử ngày nay đã trở thành một trong những thể loại phim phổ biến nhất đối với người yêu điện ảnh. Hãy lựa chọn một người nổi tiếng hay một hình tượng trong công chúng và nghiên cứu thật kỹ lưỡng về cuộc đời của họ để đưa nó lên phim. Bạn cũng có thể kể về cuộc đời của một người nổi tiếng thông qua cái nhìn của một người thân bên cạnh anh/chị ta. Ví dụ về một tác phẩm như thế là phim Amadeus (1984), nói về cuộc đời của nhà soạn nhạc nổi tiếng Wolfgang Amadeus Mozard qua lời kể của đối thủ của ông là Antonio Salieri.
13. Viết ra Vòng cung nhân vật (Character Arc) đầu tiên:
Character Arc là sự chuyển đổi hoặc hành trình bên trong của một nhân vật trong suốt câu chuyện. ví dụ như một bi kịch xảy ra khi người anh hùng đang sống trong hạnh phúc đột nhiên mất hết tất cả. Bằng cách biết được câu chuyện sẽ phải tiếp diễn ra sao, bạn có thể lược bớt những phần tiêu tốn ngân sách trong kịch bản của mình.
14. Hãy thải loại hết “chất độc” từ cuộc sống hàng ngày:
Dành thời gian để nghỉ ngơi như đi chơi, nói chuyện, tương tác với những người xung quanh và những hoạt động mà bạn không thường làm trong lịch trình của công việc hàng ngày, tốt nhất là những việc mà bạn chưa từng làm bao giờ. Những hoạt động này khiến não bộ được thư giãn và khởi động lại nó để có thể phát triển những ý tưởng cho kịch bản của bạn.
15. Làm việc cùng bạn bè/ hội nhóm mà bạn thân quen:
Làm việc cùng bạn bè và những người mà bạn thân quen sẽ giúp ích rất nhiều cho việc nghĩ ra ý tưởng cho kịch bản. Bạn có thể động não và trình bày những ý tưởng đó cho họ để nhận được những góp ý và cùng nhau phát triển ý tưởng.
(còn tiếp)
- Đăng kí lớp học Quay phim cơ bản của Trung tâm TPD tại đây.