Sự khác biệt giữa “Story by,” (câu chuyện bởi) “Screenplay by,” (kịch bản bởi) và “Written by” (viết bởi) là gì? Trong hệ thống của những studio điện ảnh Hollywood, bạn sẽ thấy nhiều loại chức danh khác nhau trên credit của nhóm biên kịch trong một dự án phim. Bài viết này sẽ giải thích về ý nghĩa của những cụm từ đó và sự khác biệt giữa chúng.
Để giải thích sự khác biệt giữa cụm từ chỉ các chức danh của biên kịch ở trên, bài viết sẽ tham khảo sổ tay hướng dẫn của WGA – Writers Guild of America West (Hiệp hội các nhà biên kịch miền Tây nước Mỹ).
1. Story by (Câu chuyện bởi)
Một sự nhầm lẫn thường thấy là “Story by” chỉ người sáng tạo ra ý tưởng câu chuyện, nhưng sự thật không phải là như vậy. “Story by” là để chỉ tất cả những người làm việc để tạo nên treatment hoặc story outline của bộ phim sẽ được nêu tên trong phần credit.
Người đầu tiên viết kịch bản nguyên gốc cho bộ phim sẽ luôn được ghi là “Story by” trong phần credit.
2. Screen Story by (Câu chuyện trên phim bởi)
Nếu một nhà biên kịch đưa các ý tưởng cho những người khác và cho phép họ dùng chúng như một điểm khởi đầu để tạo nên một kịch bản, những người đó sẽ được ghi là “screen story by” trong phần credit của phim.
Nếu nhà biên kịch, người nghĩ ra ý tưởng ban đầu, và ý tưởng của họ đến từ một tài liệu xuất bản nào đó (sách, báo…), trong phần credit sẽ ghi rằng “Dựa trên … của …”, ví dụ “dựa trên một bài viết của anh A”
Tham khảo:
3. Screenplay by (Kịch bản bởi)
“Screenplay by” được dành cho những người trực tiếp viết những bản nháp hoặc phân cảnh được đưa vào trong phiên bản hoàn thiện cuối cùng của bộ phim. Từ “Screenplay by” chỉ có thể được chia sẻ bởi 3 người hoặc 3 nhóm của những người đó.
Chính vì lý do trên, ta thường thấy trong có những phim ghi tên của nhiều người trong phần credit “Screenplay by”
4. Written by (Viết bởi)
“Written by” là để dành cho biên kịch có cả “Screenplay by” và “Story by” trong phần credit của phim.
Từ “Written by” không dành cho kịch bản chuyển thể hoặc những kịch bản dựa trên nguồn tư liệu, tài liệu có sẵn, tuy nhiên có thể dùng bài viết trong báo, tạp chí hoặc tự truyện.
“Written by” sẽ chỉ được chia sẻ cho 2 biên kịch trở xuống.
5. Ký tự “&” so với từ “and” (và)
Nếu từ “and” xuất hiện giữa các tên của 2 hoặc 3 nhà biên kịch khác nhau, điều đó để chỉ rằng 2 hoặc 3 nhà biên kịch khác nhau đã làm việc trong cùng một dự án với những bản nháp kịch bản khác nhau.
Ký tự “&” có nghĩa là tên đó là tên của một nhóm biên kịch.
Tham khảo: