TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TÀI NĂNG ĐIỆN ẢNH - HỘI ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM

3 CHECKLIST SẢN XUẤT DÀNH CHO ĐẠO DIỄN

Nội dung chính

Trong quá trình làm phim, để đảm bảo mọi thứ được tổ chức một cách khoa học và có chuẩn bị xuyên suốt, đạo diễn cần sử dụng các checklist sản xuất dưới đây.

1. Checklist dành cho giai đoạn tiền kỳ

– Casting: Tuyển diễn viên cho dự án và tổ chức các buổi thử vai nếu cần thiết.
Khảo sát bối cảnh: Tìm kiếm các địa điểm và lựa chọn bối cảnh tốt nhất cho dự án.
– Storyboard: Vẽ storyboard (kịch bản hình ảnh) để giúp bạn hình dung các cảnh và lên kế hoạch cho các cú máy (shot).
– Script breakdown: Bóc tách kịch bản thành các cảnh, cú máy, và trường đoạn, để giúp bạn lên kế hoạch quay.
– Lên lịch quay: Phối hợp cùng tổ sản xuất, trợ lý đạo diễn tạo một lịch quay để đảm bảo bạn hoàn thành quay phim đúng tiến độ thời gian và trong mức ngân quỹ cho phép.

Tham khảo:

2. Checklist dành cho giai đoạn sản xuất

– Quay phim và ánh sáng: Phối hợp với đạo diễn hình ảnh để kiểm tra toàn bộ các thiết bị quay phim và chiếu sáng.

– Tập dượt: Thực hiện các buổi tập dượt với diễn viên trước khi quay phim để đảm bảo cả hai bên nhất trí được với nhau.

– Shot list: Sử dụng shot list (danh sách tổng hợp các cảnh quay) để đảm bảo bạn ghi lại được tất cả các cú máy bạn cần.

– Quản lý thời gian: Quản lý thời gian một cách hiệu quả để đảm bảo bạn theo đúng tiến độ đã đặt ra trong lịch quay.

– Giao tiếp: Giao tiếp rõ ràng với diễn viên và đoàn làm phim để đảm bảo mọi người đều có thể nhất trí.

3. Checklist dành cho giai đoạn hậu kỳ

– Sắp xếp các đoạn phim ghi được: Sắp xếp các đoạn phim (footage), đánh dấu theo các cú máy và lần quay (take).

– Dựng phim: Tạo ra một bản dựng thô cho dự án. Làm việc chặt chẽ với người dựng phim.

– Thiết kế âm thanh: Tạo ra một bản thiết kế âm thanh cho dự án, bao gồm âm nhạc, hiệu ứng âm thanh, và lời thoại.

– Chỉnh màu: Chỉnh màu của đoạn phim để đảm bảo chúng được đúng như diện mạo và cảm xúc mà đạo diễn mong muốn.

– Tổng kết: Tổng kết dự án, bao gồm thiết kế âm thanh, chỉnh màu, và bất kỳ hiệu quả đặc biệt (special effect) nào.

(Nguồn: Nofilmschool)

Tham khảo:

Bài viết liên quan

11 LỖI RẬP KHUÔN BẠN CẦN TRÁNH KHI LÀM PHIM NGẮN

Lỗi rập khuôn (cliché) là lỗi mà các nhà làm phim thường dễ mắc phải khi bị bí ý tưởng. Nhận thức và hiểu được về các lỗi rập khuôn…

Xem ngay

8 CÁCH QUẢNG BÁ PHIM NGẮN CỦA BẠN

Làm phim ngắn là con đường để nhà làm phim có thể tích lũy kinh nghiệm thực tế, nâng cao kỹ năng, mở rộng mối quan hệ, từ đó có…

Xem ngay

3 CÁCH CHUYỂN ĐỔI GIỮA DIỄN XUẤT SÂN KHẤU VÀ PHIM

Từ giai đoạn thử vai cho đến sản phẩm cuối cùng, diễn xuất trên sân khấu và trên phim đặt ra những đòi hỏi khác nhau đối với người diễn…

Xem ngay

Leave the first comment