TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TÀI NĂNG ĐIỆN ẢNH - HỘI ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM

23 GỢI Ý ĐƠN GIẢN ĐỂ VIẾT KỊCH BẢN THÀNH CÔNG

Nội dung chính

1. Tìm cảm hứng

Bạn có thể tìm ý tưởng bằng cách:
– Đọc kịch bản mẫu của các bộ phim nổi tiếng.
– Nghe nhạc, đọc sách, báo, xem phim
– Liệt kê và xem 20 bộ phim bạn ước gì bạn là người viết kịch bản phim này.
– Viết ra dàn ý kịch bản một bộ phim của người khác làm.

2. Đọc tài liệu về biên kịch

Bạn có thể học hỏi nghệ thuật viết kịch bản từ những người viết kịch bản chuyên nghiệp. Sau đây là một số sách hướng dẫn viết kịch bản hay để bạn nâng cao kỹ năng viết:
– Save the Cat! của Blake Snyder
– Screenplay: The Foundations of Screenwriting của Syd Field
– The Coffee Break Screenwriter của Pilar Alesssandra
– The TV Writer’s Workbook của Ellen Sandler
– Selling Your Story in 60 Seconds của Michael Hauge
– Writing the TV Drama Series của Pamela Douglas
– The Screenwriter’s Bible: A Complete Guide to Writing, Formatting, and Selling – Your Script của David Trottier
– From Script to Screen của Linda Seger
– Hollywood Standard: The Complete and Authoritative Guide to Script Format and Style của Christopher Riley
– Writing Great Screenplays for Film and TV của Dona Cooper

3. Làm cho kịch bản của bạn đặc biệt

– Sử dụng các yếu tố độc đáo và các lựa chọn không thông thường trong câu chuyện.
– Sử dụng gia đình, bạn bè, lỗi lầm và thành tựu của bạn làm nguồn cảm hứng để viết các nhân vật.
– Cập nhật các sự kiện đương thời, sử dụng chúng để truyền đạt chủ đề và thông điệp của bạn.
– Đọc về bất kì chủ đề, ý tưởng hoặc địa danh nào để có thêm kiến thức trước khi bắt đầu viết.
– Đọc và phân tích các kịch bản mẫu. Bạn sẽ tìm ra các yếu tố hiệu quả và ứng dụng trong kịch bản của bạn. Để phân tích một kịch bản, bạn cần: Ghi chú các yếu tố hiệu quả trong kịch bản. Theo dõi các ghi chú về kỹ thuật, ví dụ như hành động và tiêu đề phụ. Tìm ra các yếu tố không hiệu quả. Điểm lại các phân tích của mình để rút ra bài học.

4. Xác định mâu thuẫn hoặc chủ đề chính trong câu chuyện của bạn

Cân nhắc các sự kiện diễn ra trong thế giới xung quanh bạn hoặc những khái niệm mà bạn muốn lấy làm nguồn cảm hứng khám phá.

5. Chọn thể loại phim cho phim

Bạn có thể kết hợp các thể loại phim để tạo ra một kịch bản độc đáo.

6. Chọn bối cảnh cho phim

Sử dụng chủ đề và thể loại phim của bạn để định hướng lựa chọn bối cảnh.

7. Tạo ra một nhân vật chính

Nhân vật nên có mục đích chính và mong muốn đạt được điều này trong xuyên suốt câu chuyện.

8. Xây dựng một nhân vật phản diện đối lập

Đây có thể là một người, quan niệm, hoặc sự kiện gây cản trở việc đạt được mục đích của nhân vật chính.

9. Viết câu tóm tắt (logline) để tóm tắt ý tưởng kịch bản

Tóm tắt dài từ một đến ba câu này cần nắm bắt rõ ràng các ý tưởng chính trong kịch bản.

10. Tạo ra thế giới trong câu chuyện

Thiết lập thế giới mà trong đó câu chuyện của bạn diễn ra. Đây là một yếu tố then chốt để kịch bản của bạn xác thực và người xem có thể tin được. Các yếu tố bạn cần thiết lập bao gồm:
– Tìm ý tưởng (brainstorm): Thu thập các ý tưởng có thể sử dụng được trong kịch bản.
– Ý niệm: Đây là một quan niệm chủ đạo rõ ràng mà bạn có thể tóm tắt trong logline.
– Câu chuyện: Mặc dù bạn chưa nghĩ ra hết tất cả các cảnh, bạn cần biết các mốc cao và thấp cơ bản trong kịch bản.
– Nhân vật: Biết một chút về các nhân vật chính trong phim của bạn.

11. Làm cho ý niệm hoặc câu chuyện trở nên thú vị hơn
– Nếu bạn vẫn bị mắc lại các ý tưởng kịch bản lối mòn, hãy sử dụng các chiến thuật sau đây để làm kịch bản thú vị hơn:
– Nghĩ về loại phim bạn thích nhất.
– Thu thập (brainstorm) các ý tưởng độc đáo cho cốt truyện của bạn.
– Đọc dàn ý, đường dây (outline) hoặc đề cương (treatment) của các kịch bản khác.
– Tìm ý kiến phản hồi về dàn ý kịch bản của bạn.

12. Tạo ra các nhân vật thú vị

Trí tưởng tượng chính là yếu tố quan trọng nhất khi bạn viết kịch bản, bên cạnh các yếu tố khác như kỹ thuật, sự nỗ lực, may mắn và tận tâm. Những câu hỏi sau đây sẽ giúp bạn phát triển nhân vật thật sinh động:
– Những nhân vật này có để lại ấn tượng gì không?
– Bạn có cảm thấy hứng thú khi viết về những nhân vật này không?
– Các nhân vật này có bị dễ đoán không?
– Bạn có đổ lỗi những việc không may mắn xảy ra với nhân vật vì những khuyết điểm của nhân vật không?

13. Vượt ra khỏi những tính cách nhân vật truyền thống như “trung thành” và “đẹp trai”

Hãy tìm những nét tính cách độc đáo. Ví dụ như:
– Không có khiếu hài hước
– Hoài cổ
– Kẻ cô độc

14. Lập dàn ý / đường dây (outline) kịch bản

Khi bạn lập dàn ý kịch bản, hãy nhớ viết ra các chi tiết cụ thể về:
– Cốt truyện: Xác định các mốc chính trong cốt truyện.
– Cảnh: Viết ra các cảnh cụ thể hoặc ý tưởng tiềm năng về các cảnh trong phim.
– Phát triển nhân vật: Viết đi viết lại về cách nhân vật chính sẽ đi từ mốc A đến mốc B.
– Kết luận: Biết câu chuyện sẽ kết thúc như thế nào.

15. Trình bày kịch bản

Trước khi bạn viết tiếp ý tưởng kịch bản chi tiết, bạn cần có kiến thức về các yếu tố trong một kịch bản phim. Các yếu tố và chuyển cảnh phổ biến trong một kịch bản gồm có:
– Tiêu đề cảnh: Đây là dòng mô tả thời gian và địa điểm của cảnh, luôn được viết hoa hết. Ví dụ: Nội. Phòng học TPD – Bình minh.
– Tiêu đề phụ: yếu tố này xác lập những điểm khác biệt nhỏ trong một cảnh, ví dụ như cú cắt giữa hai địa điểm.
– Hành động: Các dòng này mô tả các sự kiện diễn ra trong một cảnh (viết ở thì hiện tại).
– Nhân vật: Tên nhân vật cần được viết hoa hết, vào lần đầu tiên nhân vật được giới thiệu trong phần “hành động” và khi xuất hiện trong lời thoại.
– Lời thoại: Đây là lời thoại hoặc lời phát biểu của nhân vật.
– Ngoặc đơn: Các chỉ dẫn thêm về cách nhân vật nói lời thoại.
– Cú máy: Được sử dụng để chỉ ra điểm nhìn của cảnh đã thay đổi.
– Montage: Đây là một loạt các cảnh thể hiện dòng thời gian.
– Tiêu đề phía dưới màn hình (chyron): Giới thiệu thời gian và địa điểm của một cảnh, thường xuất hiện ở dạng chữ trên màn hình.
– Lời bài hát: Nếu kịch bản của bạn có lời bài hát đan xen với lời thoại hoặc bạn cần lưu ý cảm xúc trong bài hát.
– Hình Rõ Dần (Fade In): Chuyển cảnh này được liệt kê ngay mở đầu kịch bản.
– Cắt Đến (Cut To): Sử dụng trong trường hợp bạn cần ghi chú thay đổi địa điểm.
– Kết Thúc Hồi (End of Act): Được sử dụng ở cuối mỗi hồi, thường là trong kịch bản phim truyền hình.
– Hình Mờ Dần (Fade Out): Chuyển cảnh này thể hiện kịch bản phim kết thúc.

16. Viết bản thảo đầu tiên

Viết bản thảo kịch bản đầu tiên bằng cách đặt ra các mục tiêu cụ thể và thời hạn, mỗi ngày viết một số lượng trang kịch bản đã xác định trước. Các lời thoại cần tự nhiên.

Trang đầu tiên của kịch bản: Trang đầu tiên của kịch bản bắt đầu bằng “HÌNH RÕ DẦN”. Kịch bản của bạn bắt đầu cụm từ này, cùng với mô tả cảnh, các ghi chú về nhân vật và bất kì giới thiệu nào trước khi bắt đầu viết lời thoại của nhân vật.

Nhật ký kịch bản: Để đi sâu hơn vào quá trình viết, hãy giữ một nhật ký. Bạn cần ghi lại các cảm xúc, ý tưởng và những khám phá liên quan đến kịch bản của bạn, trước khi bạn bắt đầu viết kịch bản.

17. Sửa lại kịch bản

Sau khi bạn đã viết bản thảo kịch bản đầu tiên. Bạn nên nghỉ một thời gian để tỉnh táo trở lại. Yêu cầu bắt buộc của viết kịch bản là cần viết lại. Sự sống còn của kịch bản phụ thuộc vào việc bạn quay trở lại sau khi nghỉ và sửa kịch bản.

18. Chia sẻ kịch bản với mọi người

Bạn nên nhờ những người mà bạn tin tưởng nhận xét kịch bản để giúp bạn hoàn thiện kịch bản. Hãy hỏi về hình thức, cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, lời thoại… Ngoài ra, bạn còn có thể xin nhận xét từ những người cố vấn chuyên nghiệp.

19. Viết lại

Viết lại là một phần tất yếu để sửa kịch bản. Hãy thay đổi và cập nhật để làm rõ câu chuyện, dựa trên những gì bạn ghi chép lại từ nhận xét của bạn bè, đồng nghiệp, người hướng dẫn, và cả những suy nghĩ mới của bạn. Tất nhiên, không phải góp ý nào cũng tốt cho kịch bản nên bạn phải cân nhắc kỹ càng.

20. Biên tập

Hãy tìm và sửa các lỗi ngữ pháp hoặc lỗi chính tả trong quá trình biên tập lại. Bạn cần đảm bảo kịch bản có định dạng phù hợp, đúng với các tiêu chuẩn.

21. Chuẩn bị trình bày kịch bản

Sau khi kịch bản đã hoàn thiện, bạn cần chuẩn bị phần trình bày kịch bản:
– In trang tiêu đề và kịch bản trên giấy có thể đóng gáy xoắn.
– Thêm trang bìa kịch bản
– Đóng gáy xoắn cho kịch bản

22. Sử dụng phần mềm trình bày định dạng kịch bản

Sử dụng các phần mềm viết kịch bản là cách bạn có thể tiết kiệm thời gian. Để phát triển câu chuyện, bạn có thể tham khảo các phần mềm như Dramatica Pro, Contour, Save the Cat!, Storyboard Quick. Để viết kịch bản, bạn có thể thử các phần mềm như: Magic Screenwriter, Celtx, StudioBinder, WriterDuet.

23. Kết nối cùng những người làm sáng tạo
Hãy kết nối với những cộng đồng sáng tạo. Bạn sẽ có thể tìm ra những người có thể giúp chắp cánh ước mơ của bạn.

(NFI)

Bài viết liên quan

11 LỖI RẬP KHUÔN BẠN CẦN TRÁNH KHI LÀM PHIM NGẮN

Lỗi rập khuôn (cliché) là lỗi mà các nhà làm phim thường dễ mắc phải khi bị bí ý tưởng. Nhận thức và hiểu được về các lỗi rập khuôn…

Xem ngay

8 CÁCH QUẢNG BÁ PHIM NGẮN CỦA BẠN

Làm phim ngắn là con đường để nhà làm phim có thể tích lũy kinh nghiệm thực tế, nâng cao kỹ năng, mở rộng mối quan hệ, từ đó có…

Xem ngay

3 CÁCH CHUYỂN ĐỔI GIỮA DIỄN XUẤT SÂN KHẤU VÀ PHIM

Từ giai đoạn thử vai cho đến sản phẩm cuối cùng, diễn xuất trên sân khấu và trên phim đặt ra những đòi hỏi khác nhau đối với người diễn…

Xem ngay

Leave the first comment