TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TÀI NĂNG ĐIỆN ẢNH - HỘI ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM

ĐIỆN ẢNH AVANT-GARDE (TIÊN PHONG) LÀ GÌ?

Nội dung chính

Vào đầu những năm thập niên 20 của thế kỷ trước, sản xuất phim đã phát triển mạnh mẽ ở Mỹ, châu Âu và Úc. Những tiến bộ về khoa học kỹ thuật cùng với kinh phí lớn đã giúp các nhà làm phim phát hành những bộ phim ngày càng tham vọng hơn.

Tuy nhiên, những người làm việc trong vài trò sản xuất, biên kịch, đạo diễn, và diễn xuất khi đó bị coi là những người làm công việc giải trí hơn là những nghệ sĩ và nhà sáng tạo. Phim cũng đã không được coi là một loại hình nghệ thuật. Các cuộc tranh luận bắt đầu nổi lên xung quanh việc điện ảnh cần được coi như một loại hình nghệ thuật hiện đại mới và riêng biệt.

Điện ảnh avant-garde bắt nguồn từ các dòng chảy nghệ thuật avant-garde tại Pháp, Đức, và Liên Xô những năm 1920. Điện ảnh này bao gồm nhiều phong cách làm phim khác biệt hoặc đối lập với phim thương mại và phim tài liệu trong dòng chủ lưu. Chúng chất vấn các quy ước trong điện ảnh và khám phá những khả năng mới. Ngày nay, thuật ngữ “điện ảnh thể nghiệm” đã trở nên được sử dụng rộng rãi hơn.

Tại Paris giai đoạn này, những nghệ sĩ như Man Ray, Fernand Léger, và Marcel Duchamp bắt đầutập trung vào hình thức, sáng tác tự do, làm những bộ phim bán-trừu tượng từ lắp ráp hình ảnh và mẩu văn bản. Cũng trong lúc đó tại Đức và Liên Xô, các hoạ sĩ và nhà làm phim đã thử nghiệm những kỹ thuật như montage, làm đứt đoạn, cắt dán (collage) các cảnh và trường đoạn phim thành những hình ảnh mới đầy ảo giác.

Đạo diễn Liên Xô Dziga Vertov đã có một cách tiếp cận đặc biệt hoàn toàn mới, với mong muốn chứng minh cho sự ưu việt của máy quay so với mắt thường của con người. Các tác phẩm của ông đã giải cấu trúc quá trình làm phim, phơi bày những khả năng của máy quay và những thủ thuật dựng phim được sử dụng để tạo ra các thế giới điện ảnh có sức thuyết phục.

Trong những thập kỷ về sau, Hollywood ngày càng đặt ra các tiêu chuẩn trong điện ảnh. Một số nhà làm phim và nghệ sĩ avant-garde đã phản ứng với những quy ước Hollywood, sử dụng montage và lắp ráp để phát triển trần thuật có các lớp lang phức tạp và cảm quan về thời gian, địa điểm, hành động luôn luôn biến đổi. Chúng phá vỡ trần thuật qua những đối thoại bằng ảnh tĩnh hoặc những cảnh quay với phong cách khác biệt.

Chúng cũng có thể phá vỡ ảo ảnh hiện thực với câu thoại, âm thanh và hình ảnh gây khó chịu người xem, nhưng lại làm cho họ nhận thức được những kỹ xảo trong công nghiệp điện ảnh. Hollywood không thể chịu đựng được các động lực của những nghệ sĩ và nhà làm phim khác, với tác phẩm có hình thức đa dạng, bao gồm các nghiên cứu trừu tượng của ánh sáng và chuyển động để chơi với nhận thức người xem phim. 

Một số tác phẩm điện ảnh avant-garde (phim tiên phong, thử nghiệm) nổi tiếng bao gồm: Man With a  Movie Camera (Dziga Vertov, 1929), Un chien andalou (Luis Buñuel và Salvador Dalí, 1929), Howlings in favor of de Sade(Guy Debord, 1952), The Life and Death of 9413: a Hollywood Extra  (Slavko Vorkapich và Robert Florey, 1928), Moods of the Sea (John Hoffman, 1941), Meshes of the Afternoon (Maya Deren và Alexander Hammid, 1943), Scorpio Rising (Kenneth Anger, 1963), Dog Star Man (Stan Brakhage, 1961-1964),  La Jetée (ChrisMarker, 1962), Saute ma Ville (Chantal Akerman, 1968), The Gold Diggers (Sally Potter, 1983), Year of the Nail (Jonás Cuarón, 2007), Hyperfutura (James O’Brien, 2012), vv…

Bài viết liên quan

11 LỖI RẬP KHUÔN BẠN CẦN TRÁNH KHI LÀM PHIM NGẮN

Lỗi rập khuôn (cliché) là lỗi mà các nhà làm phim thường dễ mắc phải khi bị bí ý tưởng. Nhận thức và hiểu được về các lỗi rập khuôn…

Xem ngay

8 CÁCH QUẢNG BÁ PHIM NGẮN CỦA BẠN

Làm phim ngắn là con đường để nhà làm phim có thể tích lũy kinh nghiệm thực tế, nâng cao kỹ năng, mở rộng mối quan hệ, từ đó có…

Xem ngay

3 CÁCH CHUYỂN ĐỔI GIỮA DIỄN XUẤT SÂN KHẤU VÀ PHIM

Từ giai đoạn thử vai cho đến sản phẩm cuối cùng, diễn xuất trên sân khấu và trên phim đặt ra những đòi hỏi khác nhau đối với người diễn…

Xem ngay

Leave the first comment