Những diễn viên tài năng sẽ cống hiến hết mình cho việc học tập kỹ năng diễn xuất để có thể hoàn thiện bản thân mình. Quá trình học tập sẽ có nhiều khó khăn, thế nhưng điều đó là hoàn toàn cần thiết để bạn có thể sau này tìm được sự tự do trong cách mà bạn diễn.
1. Hiểu được sự khác biệt giữa những cỡ cảnh khác nhau.
Để diễn thật tốt trước ống kính, bạn phải hiểu mình sẽ được ghi hình như thế nào. Nếu có sự hiểu biết về khung hình và góc máy sẽ trợ giúp rất nhiều cho cách bạn biểu diễn trong những cỡ cảnh khác nhau như sau:
– Cỡ đặc tả: cỡ cảnh chặt tiến sát vào một đặc điểm bất kì của một nhân vật hoặc một vật thể trong cảnh quay, thường là biểu cảm của khuôn mặt hoặc cử chỉ của bàn tay; tính chi tiết là chìa khoá của mỗi cảnh quay đặc tả. Cảnh đặc tả thường được dùng để mang đến cho khán giả sự gần gũi về cảm xúc với nhân vật và nó cũng được dùng để biểu đạt ẩn ý của bộ phim hoặc tạo nên cảm giác mơ hồ bằng việc thu hẹp cái nhìn toàn cảnh của khán giả.
– Cỡ trung cảnh: cỡ cảnh thông dụng dùng để lấp đầy cảnh quay, cân bằng giữa bằng hậu cảnh và vật thể. Trung cảnh thường được dùng để miêu tả một nhóm ít người đang nói chuyện với nhau, hoặc miêu tả một người đang hành động từ thắt lưng đổ lên.
– Cỡ toàn cảnh: cỡ cảnh rộng cho thấy toàn bộ hậu cảnh, thường được quay sử dụng ống kính góc rộng, ví dụ như cảnh quay một binh đoàn đang hành quân, một nhóm người đứng đầy những con phố, một chiếc xe đang chạy trên một con đường với cảnh quan bắt mắt, hoặc một diễn viên đang chạy qua một khu rừng.
Để luyện tập cho kĩ năng diễn xuất trước ống kính, bạn nên nhờ một người trợ giúp ghi hình bạn độc diễn bằng 3 cỡ cảnh: toàn, trung và đặc tả. Tập độc diễn trong từng cỡ cảnh để hoàn thiện kỹ năng của bạn.
Hãy chú ý đến việc trong cỡ toàn cảnh bạn sẽ tận dụng được hình thể của bạn và không gian nơi bạn đang ở trong, còn trong cỡ trung cảnh và đặc tả sẽ dời sự chú ý của bạn sang biểu hiện của ánh mắt và khuôn mặt của mình. Chú ý đến việc dáng người và cử động của cơ thể bạn sẽ biến mất trong cảnh đặc tả. Học tập kĩ từng cỡ cảnh. Chúng khác biệt với nhau ra sao? Bạn sẽ thay đổi thế nào để phù hợp với từng cỡ cảnh?
2. Chú ý đến câu chuyện
Các bộ phim thường được ghi hình không theo thứ tự nên việc để ý đến từng cảnh phim được quay sẽ phù hợp với tổng thể của bộ phim ra sao là rất quan trọng. Hãy làm việc chặt chẽ với thư kí trường quay, người phụ trách tính liên tục của bộ phim, để anh/chị ta có thể nhắc bạn nội dung mà bạn đang quay nằm ở đâu trong kịch bản. Việc biết được thứ tự cảnh quay của bạn khi bắt đầu một ngày quay sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Nếu bạn quên mất cảnh tiếp theo là gì thì đừng ngại hỏi thư ký trường quay, anh/chị ta sẽ giúp bạn.
- Lớp diễn xuất Bạn có thể của Trung Tâm TPD.
3. Cân bằng giữa Kỹ thuật biểu diễn và Cảm xúc
Việc làm phim đòi hỏi tâm trí của bạn phải chạy bằng nhiều luồng khác nhau cùng một lúc: luồng Cảm xúc và luồng Kỹ thuật biểu diễn. Đỉnh cao của kỹ thuật biểu diễn là sự cân bằng giữa chú ý đến việc biểu đạt cảm xúc của bạn và chú ý đến vị trí của bạn ở đâu trước ống kính máy quay.
Trong suốt sự nghiệp diễn xuất của bạn, sẽ có những lúc bạn sẽ phải thực hiện những cảnh quay đòi hỏi việc bạn phải biểu đạt cảm xúc mãnh liệt đồng thời phô bày kỹ thuật biểu diễn trước ống kính; do đó việc tư duy theo 2 luồng sẽ giúp bạn thể hiện được những cảnh quay cảm xúc đồng thời nắm rõ được ống kính máy quay đang đặt ở đâu.
4. Sáng tạo một Nghi thức (Ritual) riêng của bản thân
Trường quay (phim) và sân khấu là những nơi có thể khiến bạn bị choáng ngợp và mất tập trung. Để có thể thực hiện vai diễn tốt, bạn cần tìm cách chặn hết tất cả những sự xao nhãng đó và tập trung vào quá trình làm việc của bản thân.
Trước khi cảnh quay bắt đầu, bạn đang ở trong thế giới riêng của mình; bạn đang ở trong nhân vật của mình; bạn đang ở trong môi trường của mình. Cho dù bạn có ở bất cứ đâu đi chăng nữa, như thời La mã cổ đại chẳng hạn, bạn có thể ở bất cứ đâu. Nhưng ở thời điểm này, bạn sẽ phải loại bỏ hết những thứ dư thừa khác khỏi thế giới của bạn. Bạn phải giữ cho mình luôn tập trung, tìm lại nhân vật của mình, tìm lại môi trường của mình.
Nếu bạn cảm thấy lạc lối hoặc lo lắng, cố gắng tạo ra mội nghi thức (Ritual) riêng cho bản thân mình để giúp bạn hoà nhịp với nhân vật và thời điểm trong câu chuyện – như nhắm mắt nhập định hoặc nhẩm đi nhẩm lại một từ nào đó, hoặc đơn giản hơn là nhắc nhở bản thân về ý định mà bạn muốn thực hiện trước khi mỗi cảnh quay bắt đầu.
Khi mà đạo diễn hô: “Action!”, bạn không cần phải diễn ngay lập tức. Nếu bạn cần thêm một chút thời gian để làm cho mình tập trung và loại bỏ những thứ gây xao nhãng thì bạn nên tận dụng nó, dẹp bỏ hết những gì không cần thiết mặt trước vào sau khi đến trường quay. Trường quay là một môi trường rất gây mất tập trung và điều cần thiết là luôn giữ được sự tập trung”.
5. Trau dồi và mài dũa quá trình sáng tạo nghệ thuật của bản thân
Bạn nên nhớ là bạn là độc nhất – mỗi diễn viên đều như thế nên bạn cần phải thành thật với bản thân để tìm được thứ mà bạn cần để hoàn thành tốt công việc. Bạn và bạn diễn của mình có thể có những cách hoàn toàn khác nhau để chuẩn bị cho một cảnh quay.
Tin tưởng vào quá trình sáng tạo nghệ thuật của riêng mình, đừng để các diễn viên khác khiến bạn bị lệch hướng. Nếu bạn gặp khó khăn trên phim trường, như việc bạn không thể hoà hợp với một người bạn diễn nào đó, bạn hãy thử khơi gợi cảm xúc của mình vào vai diễn – tận dụng nó chứ đừng chống lại nó.
Nói cho cùng thì không có luật gì trong diễn xuất. Bạn sẽ phải tiếp tục học hỏi trong quá trình làm việc, những thứ mà bạn làm được trên phim trường sẽ đến từ kinh nghiệm của bạn. Hãy luôn tìm kiếm niềm vui trong công việc cho dù bạn đóng trong một bộ phim ngắn hay một bộ phim truyện dài chiếu rạp.
- Đăng kí khoá học diễn xuất Bạn có thể của Trung tâm TPD tại đây.