Nếu như bạn xem rất nhiều phim điện ảnh và truyền hình, bạn sẽ nhận ra những cảnh tương tự nhau trong các phim khác nhau. Những nhà làm phim này có thể đã tái hiện lại cảnh đó nhằm thể hiện sự tôn trọng của đạo diễn với người đi trước (homage) hoặc lấy trộm trực tiếp.
Các nhà làm phim thường rất thích bày tỏ sự kính trọng của họ với phong cách và cách quay phim của nhà làm phim khác (homage). Đây là nguồn gốc của pastiche. Pastiche là một thủ pháp điện ảnh bắt chước trực tiếp cách quay phim hoặc một cảnh của nhà làm phim khác trong phim của mình.
Pastiche cũng có thể xuất hiện trong các phim được làm mới lại (reboot). Các phim reboot sẽ lấy những khoảnh khắc ấn tượng nhất từ phim gốc và tái-mục đích chúng cho một thế hệ khán giả mới.
Phân biệt giữa pastiche và homage thường rất khó. Pastiche thường sử dụng homage. Ví dụ, các bộ phim Indiana Jones có thể được coi là homage của bộ phim kinh điển cũ. Trong khi đó, bộ phim truyền hình Stranger Things lại là một pastiche trực tiếp của các bộ phim giả tưởng những năm 80’.
Pastiche rất tôn trọng các nguồn gốc, khác với sự đả kích trong giễu nhại. Pastiche có thể hay hơn cả những phiên bản gốc. Chúng được xây dựng dựa trên những thứ khán giả đã thấy đi thấy lại và tạo ra lớp liên kết mới với khán giả.
Pastiche cũng có thể giúp mở rộng kiến thức về lịch sử và lý thuyết điện ảnh. Khi bị tắc ý tưởng kịch bản hoặc quay phim, bạn có thể học những bài học và kỹ thuật từ các nhà làm phim và biên kịch khác.
Một ví dụ điển hình của pastiche là đạo diễn Quentin Tarantino. Ông thường sử dụng các cốt truyện, đặc điểm và chủ đề từ nhiều tác phẩm ít được biết đến tái tạo trong phim của minh. Ví dụ, phim Inglourious Basterds lấy tên phim từ một bộ phim chiến tranh thế giới thứ hai ít được biết đến hơn và cốt truyện chính từ phim The Dirty Dozen. Một đạo diễn khác cũng sử dụng pastiche là Sergio Leone. Đạo diễn này làm phim viễn Tây kiểu Ý bằng pastiche từ các phim viễn Tây Mỹ ông ta thích.