Ernst Ingmar Bergman (1918-2007) là một đạo diễn phim và sân khấu người Thụy Điển. Ông được coi là một trong những nhà làm phim vĩ đại và có ảnh hưởng lớn nhất đến nghệ thuật điện ảnh hiện đại. Trong sự nghiệp lẫy lừng của mình, Bergman đã đạo diễn tất cả 62 bộ phim, trong đó phần lớn do ông viết kịch bản. Các bộ phim của Bergman thường lấy bối cảnh là quê hương Thụy Điển của ông và 3 trong số đó đã giành giải Oscar cho Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất.
1. Smiles of summer night (1955)
Bộ phim Smiles of summer night (1955) là một bộ phim hài, nhẹ nhàng hơn nhiều so với các bộ phim khác của Bergman. Thế nhưng bộ phim được ra đời trong hoàn cảnh ông gặp vô vàn những khốn khó về tài chính, chuyện tình cảm và đau ốm vì bệnh dạ dày. Khi bộ phim hoàn thành, Bergman (cao 1m79) nặng có 57 kg.
2. The Seventh Seal (1957)
Phong ấn thứ bảy – The Seventh Seal (1957) có thể coi là bộ phim của Ingmar Bergman được nhiều người biết đến nhất. Một quân cờ vua trong cảnh quay người hiệp sỹ đánh cờ với thần chết, cảnh quay nổi tiếng nhất trong phim, đã được bán với giá 145 000 USD vào năm 2009 trong một buổi bán đấu giá những di vật của ông.
3. Wild Strawberries (1957)
Bộ phim Wild Strawberries (1957) được phát hành cùng với phim The Seventh Seal. Chúng đánh dấu sự ra đời của Bergman với tư cách là một đạo diễn tài năng và được mọi người biết đến. Kịch bản phim được viết khi ông nằm trong bệnh viện.
4. The Virgin Spring (1960)
The Virgin Spring (1960), giành giải Oscar cho Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất ở liên hoan phim năm 1960. 2 bộ phim khác của ông cùng giành được giải thưởng đó là Fanny and Alexander (1982) và Through a Glass Darkly (1961).
5. Winter Light (1963)
Bộ phim Winter Light (1963) là bộ phim mà đạo diễn Ingmar Bergman yêu thích nhất trong tất cả các bộ phim của ông. Sau khi xem xong bộ phim, vợ của ông thời bấy giờ, bà Käbi Laretei nói rằng : “ Ingmar ơi, bộ phim là một tuyệt tác! Nhưng đó là một tuyệt tác đầy sự thê lương.”
6. Persona (1966)
Trong quá trình quay phim Persona (1966), cả Bergman và đạo diễn hình ảnh của ông Sven Nykvist đều cảm thấy các cảnh trung cảnh rất nhàm chán, do đó trong phim chỉ có vài toàn cảnh, thỉnh thoảng có một cảnh trung cảnh và rất nhiều viễn cảnh và đặc tả.
7. Cries and Whispers (1972)
Cries and Whispers (1972) được đề cử giải Oscar năm 1974 cho Phim truyện hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất và Kịch bản xuất sắc nhất. Trong suốt 9 phút đầu, tương đương với 10% thời lượng của bộ phim, không có một câu thoại nào được sử dụng.
8. Fanny and Alexander (1982)
Fanny and Alexander (1982) là bộ phim cuối cùng và cũng là bộ phim lớn nhất trong sự nghiệp của Bergman. Bộ phim bao gồm 60 vai diễn có thoại và 1200 diễn viên quần chúng. Bản nháp đầu tiên của kịch bản dài khoảng 1000 trang và với đó Bergman đã quay nháp phim dài gần 24 tiếng. Có 2 bản phim được phát hành là bản phim dài 178 phút và bản dựng của đạo diễn với độ dài 348 phút
- Đăng kí lớp học Biên Kịch Điện ảnh của trung tâm TPD tại đây