TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TÀI NĂNG ĐIỆN ẢNH - HỘI ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM

5 BỘ PHIM TÂN HIỆN THỰC Ý MÀ BẠN NÊN XEM

Nội dung chính

Trào lưu Tân hiện thực Ý có tầm ảnh hưởng rất lớn trong lịch sử điện ảnh thế giới. Thuật ngữ Neorealismo (có nghĩa là “hiện thực mới” hoặc “chủ nghĩa hiện thực mới”) bắt nguồn từ chiến tranh thế giới thứ II ở nước Ý. Neorealismo đánh dấu một xu hướng trong phim và nghệ thuật nhằm cung cấp cái nhìn sâu sắc về xã hội đương đại nước Ý thời thập kỷ 40. Các bộ phim liên quan đến phong trào Tân hiện thực tập trung thể hiện nước Ý không bị ảnh hưởng của chủ nghĩa Phát xít.

Năm 1937, Benito Mussolini sáng lập Cinecitta, một xưởng phim khổng lồ hoạt động dưới khẩu hiệu “Il cinema è l’arma più forte” (“điện ảnh là vũ khí mạnh nhất”). Mục đích của xưởng phim này là để sản xuất phim tuyên truyền cho chính phủ Ý. Nhưng trong chiến tranh, Cinecitta đã bị quân đồng minh phá huỷ. Sau chiến tranh, họ phải tìm một cách mới để làm phim. Nhiều đạo diễn chọn quay phim trên đường phố với kinh phí rất thấp và những diễn viên nghiệp dư.
Phong trào Tân hiện thực thể hiện cái nghèo, xung đột, và hiện thực mới ở nước Ý sau chiến tranh thế giới thứ II.

Sau đây là 5 tác phẩm thuộc chủ nghĩa này mà đạo diễn Martin Scorsese khuyên bạn nên xem.

1. Roma Citta Aperta (Roma Open City – 1945)

Roma Citta Aperta là một trong những bộ phim đầu tiên được sản xuất bên ngoài Cinecitta sau chiến tranh. Đạo diễn Roberto Rossellini đã nhờ những bạn thân là Federico Fellini và Sergio Amidei giúp phần kịch bản. Bộ phim chật vật trong giai đoạn sản xuất vì được quay chỉ một vài tháng sau khi nước Ý thoát khỏi tình trạng bị quân Phát xít đóng quân. Roma Citta Aperta là bộ phim chống chủ nghĩa Phát xít đầu tiên của Rossellini. Đây cũng là bước đầu tiên của Federico Fellini trong phong trào Tân hiện thực. Ngày này, bộ phim này được coi là bộ phim của điện ảnh Ý quan trọng nhất. 

2. Ladri di Biciclette (The Bicycle Thief – 1948) 

Kiệt tác Ladri di Biciclette (Kẻ cắp xe đạp) của đạo diễn Vittorio De Sica là cột mốc điện ảnh của phong trào Tân hiện thực Ý. Bộ phim nổi bật với một câu chuyện có tính ngụ ngôn nhưng lại rất thân mật, gần gũi về một người cha và đứa con trai đi tìm chiếc xem đạp bị mất. Nền tảng mà bộ phim đặt ra là ý nghĩa về đạo đức của con người: Ladri di Biciclette là một bộ phim biểu tượng của các giá trị phim Tân hiện thực Ý (quay hoàn toàn tại bối cảnh thực trên đường phố, sử dụng toàn diễn viên nghiệp dư). Diễn viên chính, Lamberto Maggiorani là một công nhân nhà máy. Diễn viên đóng vai con của anh (Enzo Staiola) được chính đạo diễn Vittorio De Sica mời đóng phim sau khi ông thấy cậu bé đó xem đoàn quay phim. 

3. I Vitelloni (1952)

I Vitelloni là môt kiệt tác ít được biết đến hơn của Federico Fellini. Bộ phim kể về một nhóm năm tên vô lại, mỗi tên có những tham vọng riêng, rong ruổi ở một thị trấn nhỏ nước Ý. Phần lớn bộ phim có tính tự truyện. Fellini đã dùng những trải nghiệm của ông khi còn là một chàng trai trẻ sống ở Rimini. I Vitelloni là một bộ phim Tân hiện thực có tính chuyển giao. Nó tồn tại như một cánh cổng đến cái nhìn độc đáo của Fellini về quá khứ và báo hiệu sự hiện đại sắp đến.

4. La Strada (1954)

La Strada kể về tình trạng kinh tế khắc nghiệt của đời sống trên đường phố ở nước Ý sau chiến tranh thế giới thứ II. Bộ phim bắt đầu với một người đàn ông thô bạo tên là Zampano. Ông ta mua một cô gái trẻ Gelsomina để làm trợ lý rạp xiếc. Mẹ của Gelsomina phải bán con đi vì họ không có đủ tiền nuôi gia đình. Zampano đưa Gelsomina đi xuyên qua nước Ý, biểu diễn ở những đám cưới nhỏ và thành phố lớn. Theo cách nào đó, họ yêu nhau nhưng Gelsomina cũng vẫn chỉ là tù nhân của Zampano. Bộ phim lấp lánh sự tuyệt vọng, bất kể tuyệt vọng vì tình yêu, thành công, hay sự tôn trọng. 

5. Viaggio in Italia (1954)

Viaggio in Italia của Roberto Rossellini đánh dấu sự kết thúc của phong trào Tân hiện thực trong phim Ý. Một cặp đôi người Anh đi du lịch ở nước Ý và lặng lẽ hy vọng sẽ có thể chữa lành được mối quan hệ rạn nứt của họ. Các nhân vật người nước ngoài này khám phá những khía cạnh tuyệt vời của văn hoá Ý hiện đại và cổ xưa. Phim giống như một sự tái sinh của điện ảnh Ý.

(Nguồn: Studiobinder)

Bài viết liên quan

11 LỖI RẬP KHUÔN BẠN CẦN TRÁNH KHI LÀM PHIM NGẮN

Lỗi rập khuôn (cliché) là lỗi mà các nhà làm phim thường dễ mắc phải khi bị bí ý tưởng. Nhận thức và hiểu được về các lỗi rập khuôn…

Xem ngay

8 CÁCH QUẢNG BÁ PHIM NGẮN CỦA BẠN

Làm phim ngắn là con đường để nhà làm phim có thể tích lũy kinh nghiệm thực tế, nâng cao kỹ năng, mở rộng mối quan hệ, từ đó có…

Xem ngay

3 CÁCH CHUYỂN ĐỔI GIỮA DIỄN XUẤT SÂN KHẤU VÀ PHIM

Từ giai đoạn thử vai cho đến sản phẩm cuối cùng, diễn xuất trên sân khấu và trên phim đặt ra những đòi hỏi khác nhau đối với người diễn…

Xem ngay

Leave the first comment