Tone là gì? Để trả lời câu hỏi này chúng ta phải trả lời trong một ngữ cảnh cụ thể. Tone có thể là thuật ngữ dùng cho ngữ điệu/cao độ của thanh âm, sự gặp gỡ giữa ánh sáng và bóng tối, độ săn chắc của các cơ, văn học, hội hoạ, vv… và điện ảnh.
Tone là quan điểm của một nghệ sĩ đối với nội dung chủ yếu của tác phẩm mà họ tạo ra.
Tuy tâm trạng (mood) và tone là hai thuật ngữ thường được dùng cùng với nhau nhưng lại khác nhau. Mood là những gì người xem cảm nhận được khi thưởng thức một sản phẩm nghệ thuật. Tone là những gì người nghệ sĩ cảm nhận về nội dung chủ yếu của sản phẩm nghệ thuật.
Trong điện ảnh, có ba cách hiểu về tone: Cách nhà làm phim cảm nhận về nội dung chủ yếu của bộ phim, tone hình ảnh của bộ phim, và tone âm thanh.
Đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu cách đạo diễn Federico Fellini cảm nhận về nội dung chủ yếu trong phim của ông thông qua cảnh mở đầu phim 8 ½ , một trong những bộ phim vĩ đại nhất mọi thời đại. Bạn cảm thấy như thế nào về tâm trạng trong cảnh mở đầu phim? Ngột ngạt? Choáng ngợp? Hoang tưởng? Đây cũng chính là những gì mà đạo diễn Fellini cảm nhận. 8 ½ là một bộ phim rất cá nhân đối với Fellini.
Ngay cả tựa đề phim cũng phá vỡ bức tường thứ tư, có nghĩa đen là số lượng phim ông đã đạo diễn tính đến thời điểm đó. Trong rất nhiều phim của đạo diễn Fellini, diễn viên Marcello Mastroianni đóng vai một phiên bản được lý tưởng hoá của diễn viên này. Do đó, đối với 8 ½, tone của phim cũng chính là những gì mà nhân vật của Mastroianni cảm nhận.
Tham khảo:
- Khoá học Làm phim cơ bản – Basic Filmmaking của Trung tâm TPD.
Thứ hai, chúng ta sẽ tìm hiểu về tone hình ảnh thông qua chiếu sáng chiaroscuro trong một bộ phim kinh điển khác: Citizen Kane. Tone hình ảnh trong phim là sự gặp gỡ giữa ánh sáng và bóng tối. Chiaroscuro là kỹ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối để tạo chiều sâu. Citizen Kane được coi là bộ phim tiên phong sử dụng kỹ thuật ánh sáng này trong điện ảnh Mỹ. Trước đó, kỹ thuật chiếu sáng chiaroscuro đã được các nhà làm phim Chủ nghĩa Biểu hiện Đức sử dụng.
Thứ ba, tone có thể nói đến sự lên xuống trong cao độ của âm thanh. Ví dụ: Tone Shepard trong phim Dunkirk của Christopher Nolan. Đây là một ảo ảnh âm thanh đánh lừa não bộ của bạn rằng có một thang âm lên bổng xuống trầm vô tận. Bạn không cần phải dùng tone Shepard để thay đổi tone âm thanh trong phim của bạn. Bất kể mọi sự điều chỉnh thang âm quãng tám đều thay đổi tone âm thanh.
Nếu bạn có kế hoạch làm phim, hãy nghĩ đến tất cả mọi cách mà bạn có thể sử dụng các kiểu tone khác nhau. Hãy nhớ rằng: Tone và kể chuyện luôn song hành với nhau vì chúng đều tác động tới cảm xúc.
(Nguồn: Studiobinder)
- Khoá học Làm phim cơ bản – Basic Filmmaking của Trung tâm TPD.